Tìm hiểu về câu tường thuật trong Tiếng Anh

1/ Câu tường thuật là gì ?

Câu tường thuật là câu thuật lại lời nói của người khác – thường được gọi là lời nói trực tiếp.

Ví dụ:

Mary nói với Tom “ Tôi ghét bạn lắm “    (lời nói trực tiếp)

Mary nói với Tom cô ấy ghét anh ấy lắm.     (câu tường thuật )

Khi thuật lại thì dấu ngoặc kép không còn nữa, đồng thời các cách xưng hô, thời gian, nơi chốn cũng phải thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh lúc đó.

2/ Có mấy loại câu tường thuật?

Câu tường thuật có 3 loại ứng với 3 loại lời nói trực tiếp.

3/ Cách học thế nào?

Khi học về câu tường thuật các em cũng nên phân làm 2 mức độ: mức cơ bản và mức nâng cao.

MỨC ĐỘ CƠ BẢN

Các thay đổi về nội dung

1)Thay đổi về người:

Trong các sách văn phạm người ta thường nói : ngôi thứ nhất thì đổi thành gì, ngôi thứ hai thì đổi thành gì …. Thật tình mà nói trong quá trình giảng dạy tôi thấy rất nhiều em hoàn toàn không hiểu khái niệm “ ngôi thứ nhất” “ ngôi thứ hai” là gì cả ! Từ “thực tế phủ phàng” đó chúng ta thống nhất không dùng khái niệm “ngôi” ngiếc gì ở đây hết, mà các em chỉ cần nhớ “câu thần chú” này là đủ:

TÔI đổi thành NGƯỜI NÓI

BẠN đổi thành NGƯỜI NGHE

TÔI ở đây các em phải hiểu là bao gồm tất cả các đại từ nào mà dịch ra tiếng việt có chữ TÔI trong đó ,bao gồm : I: tôi (chủ từ), my : của tôi, me : tôi (túc từ). Tương tự chữ BẠN cũng vậy, bao gồm : you : bạn (chủ từ),  your : của bạn, you : bạn (túc từ).

Lưu ý là khi đổi thành người nghe hay người nói thì các em phải dùng đại từ chứ không lặp lại tên hay danh từ nhé.

Ví dụ:

My mother said to me “ I will give you a present.”

I : tôi => người nói : my mother nhưng không để vậy mà phải đổi thành đại từ, vì mẹ tôi là phụ nữ - chủ từ  nên đổi thành she

You : bạn => người nghe : me

Cuối cùng ta có :

My mother said to me  she would give me a present.

Các em xem bảng đại từ nhé.

2)Thay đổi về thời gian:

Now                            => then

Tomorrow                  => the next day / the following day

Next    - Noun            => the next - Noun

Yesterday                  => the day before /  the previous day

Ago                             => before

Last + thời điểm       => the + thời điểm before

3)Thay đổi về nơi chốn từ các từ chỉ định:

Here                            => there

This                            => that

These                          => those

4)Thay đổi về thì:

Nếu động từ tường thuật bên ngoài dấu ngoặc ở quá khứ thì khi thuật lại lời nói trong ngoặc ta phải lùi thì.

Thông thường trên lớp học và trong sách các em sẽ được dạy là thì gì thì phải lùi thành thì gì, ví dụ như thì hiện tại sẽ lùi thành thì quá khứ .... Tuy nhiên cách này có hạn chế là phải học thuộc công thức thì gì sẽ giảm thành thì gì, chưa kể khi gặp các câu không biết gọi là thì gì thì các em sẽ ....bí ! sau đây Cô sẽ chỉ cho các em cách giảm thì theo một công thức duy nhất, không cần biết tên thì

Lùi thì là lấy động từ gần chủ từ nhất giảm xuống 1 cột. Ví dụ cột 1 thì giảm thành cột 2, ( không phải là động từ bất qui tắc thì thêm ed), cột 2 thì giảm thành cột 3 ( riêng cột 3 không đứng 1 mình được nên phải thêm had phía trước )

Ví dụ:

she is              => she was

She goes         => she went    ( cột 2 của go là went )

She went        => she had gone ( vì gone là cột 3 nên phải thêm had vào phía trước gone)

She will be     => she would be ( chỉ cần lấy 1 động từ gần chủ từ nhất là will để giảm thì chứ không lấy be )

Lưu ý:

Các trường hợp sau đây không giảm thì:

- Chân lý, sự thật.

-Trongcâucó năm xác định.
- Động từ quá khứ trong mệnh đề when.
-Thì quá khứ hoàn thành.

- Câu thuộc cấu trúc đã giảm thì rồi ( Sau: as if, as though, if only, wish, it's high time, would rather, câu điều kiện loại 2, 3 )

Tóm lại :

Trên đây là những thay đổi căn bản mà trong tất cả các mẫu mà các em học sau này đều áp dụng

Khi làm các em phân biệt 2 loại thay đổi :

- Thay đổi cơ bản:

Là 4 thay đổi ở phần trước

- Thay đổi cấu trúc:

Là các thay đổi liên quan đến cấu trúc câu như chủ từ, động từ v..v

Ở mức độ căn bản, câu tường thuật có thể chia làm 4 loại sau:

1)    Câu phát biểu :

Là loại câu nói bình thường như : “ I am a student” , “She didn’t like dogs”

Cách làm:

Đối với loại câu này ta chỉ cần áp dụng những Thay đổi cơ bản mà thôi.

Ví dụ:

Mary said:” I will study in this school next year”

=> Mary said she would study in that school the following year.

2)     Câu mệnh lệnh:

Là loại câu yêu cầu người khác làm gì đó, cách nhận dạng câu mệnh lệnh là:

Đầu câu là:

-        Động từ nguyên mẫu.

-        Don’t

-        Can you

-        Could you

-        Would you

-        Would you mind

-        Please ( please có thể ở cuối câu)

Cách làm:

Áp dụng công thức sau:

Người nói asked / told + người nghe (not) to inf.

Nếu có don’t thì ta dùng not

Lưu ý là đối với câu mệnh lệnh, nhất thiết phải có người nghe cho nên việc tìm người nghe cũng là một vấn đề mà các em cần biết:

Các bước tìm người nghe từ dễ đến khó như sau:

- Đối những câu mà đề bài người ta cho sẵn : chỉ việc lấy đó mà sử dụng.

Ví dụ:

Mary said to Tom :”……”

- Đối với những câu người nghe được để ở cuối câu: (phải có dấu phẩy trước người nghe) : ta chỉ việc đem lên mà sử dụng:

Ví dụ:

“Give me the book, Mary “said the man.

=> The man told Mary to give him the book.

Trong trường hợp đó là các chữ : mum , dad thì phải đổi thành sở hữu + mother / father .Các danh từ như : boy, girl ..vv. thì phải thêm the phía trước

Ví dụ:

“Please give me some money, Mum “said the boy.

-   The boy told his mother to give him some money.

“Don’t stay here, boys” the man said.

=> The man told the boys not to stay there.

- Đối với các câu không có người nghe ở bên ngoài ngoặc và ở cuối câu cũng không nhắc đến thì ta xem trước người nói có sở hửu gì không, nếu có thì ta lấy sở hửu đó làm ngườì nghe.

Ví dụ:

His mother said "..."

Thấy có sở hửu his ( mẹ của anh ấy => người nghe là anh ấy : him )

=> His mother told him...

- Trường hợp xem xét cả 3 cách trên mà vẫn chưa tìm ra người nghe thì ta dùng me (tôi) làm người nghe.

3)     Câu hỏi YES / NO:

Là dạng câu hỏi có động từ đặc biệt hoặc trợ động từ do, does, did đầu câu.

Cách làm:

-        Đổi sang câu thường

Nếu câu có động từ đặc biệt đầu câu thì chuyển ra sau chủ từ.

“Can he go?” => he can go

Nếu là trợ động từ do, does, did đầu câu thì bỏ ( động từ chia thì trở lại)

-        “Does he go?” => he goes

-         Thêm IF/ WHETHER đầu câu

Ví dụ:

Mary asked Tom: ”Are you a student?”

=> đổi sang câu thường bằng cách đem are ra sau chủ từ:

"you are a student"

=> Mary asked Tom if / whether he was a student.

4)    Câu hỏi WH:

Là câu hỏi có các chữ hỏi như HOW, WHAT, WHEN…… đầu câu

Cách làm:

-        Đổi sang câu thường

Giống như câu hỏi YES / NO nhưng không thêm if / whether

Ví dụ:

She said to me:” what time do you go to school?”

-   She asked me what time I went to school.

Ứng dụng câu tường thuật cấp độ cơ bản

Qua  bài trên, các em đã nắm về lý thuyết câu tường thuật cấp độ cơ bản. Để các em hiểu rõ hơn bài học trước khi làm quen với cấp độ nâng cao, chúng ta cùng nhau làm một số bài tập sau nhé:

1)     Mary said to Tom “ I want to tell you that I don’t like your brother”

Mary said to Tom “ I want to tell you that I don’t like your brother”

Đây là dạng câu phát biểu, các em sẽ không phải thay đổi về cấu trúc mà chỉ chú ý đến các thay đổi cơ bản; các chữ màu hồng đều có nghĩa là “tôi’ “bạn” nên phải đổi; các chữ màu xanh là động từ đứng gần chủ từ nhất nên phải giảm thì:

I : tôi ( chủ từ) = người nói ( Mary) là phụ nữ => đổi thành she

You : bạn (túc từ) = người nghe ( Tom) là nam => him

Your : của bạn ( sở hửu ) = người nghe ( Tom) là nam =>  his

 Want là cột 1 giảm thành cột 2 , không có bất qui tắc nên thêm ed => wanted

Do  là cột 1 giảm thành cột 2 => did

Cuối cùng ta có:

Mary said to Tom  she wanted to tell  him that she didn’t like his brother”

2) The man said to me,” would you please tell me the way to the post office? “

Thấy có would you please đầu câu là ta biết ngay là câu mệnh lệnh, nên áp dụng theo công thức : người nói told/ asked người nghe + to inf.

Người nói và người nghe đã có sẳn, nhưng động từ thì phải đổi từ said => told / asked :

=> The man told me….

Tiếp theo là ta phải tìm động từ, dễ dàng thấy là tell , người thì “me” => him , các chữ khác viết lại hết:

=> The man told me to tell him the way to the post office

3) “ Have you revised your lessons? “, said my mother.

“ Have you revised your lessons? “, said my mother.

Nhìn sơ qua thấy là câu hỏi nhưng không có chữ hỏi what, when gì cả nên đó là câu hỏi yes/no. Cũng nên chú ý kiểu viết “said my mother “  ( viết ngược động từ lên trước chủ từ) mà đôi khi các em sẽ gặp trong quá trình làm bài.

Phần ngoài ngoặc:

Tìm người nghe: thấy có sở hửu my => người nghe là me

My mother asked me …. ( đổi động từ said thành asked vì là câu hỏi)

Phần trong ngoặc:

Đổi thành câu thường:

Phần trong ngoặc ta đổi thành câu thường bằng cách đem động từ đặc biệt have ra sau chủ từ you:

You have revised your lessons

Lùi thì:

Chữ have (cột 1 )giảm xuống thành cột 2 (had)

You had revised your lessons

Thay đổi về người:

You và your cũng đổi tương ứng thành người nghe (tôi): you => I , your => my

I had revised my lessons

Thêm if / whether đầu câu:

if I had revised my lessons

Cuối cùng ráp với phần ngoài ngoặc bên trên ta có:

My mother asked me if I had revised my lessons.

MỨC ĐỘ NÂNG CAO

 Các em đã nắm vững về câu tường thuật cấp độ cơ bản, bắt đầu từ bài này các em sẽ làm quen với dạng câu tường thuật ở cấp độ nâng cao. Sự khác biệt giữa 2 cấp độ này chủ yếu ở cách biến hóa của lời tường thuật. Nếu như ở cấp độ cơ bản các em chủ yếu sử dụng quanh đi quẩn lại chỉ 3 động từ tell, ask, và say thì giờ đây các em phải sử dụng rất nhiều động từ tường thuật khác nhằm để thể hiện cao nhất ý muốn của người nói. Lần lượt dưới đây là các dạng thường gặp của câu tường thuật cấp độ nâng cao:

1) Dạng 1: S + V + người + (not) TO Inf. 

 Các động từ thường được sử dùng trong dạng này là :

invite (mời ), ask, tell, warn ( cảnh báo ), order ( ra lệnh ), beg ( van xin ), urge ( thúc hối) .....

Ví dụ : "Would you like to go out with me." Said the man.

=> The man invited me to go out with him.

Nếu bảo ai không làm chuyện gì, thì đặt NOT trước to inf .

Don't stay up late ( đừng thức khuya nhé )

=> she reminded me not to stay up late  ( cô ấy nhắc nhỡ tôi không thức khuya )

2) Dạng 2:              S + V + to Inf.

 Các động từ thường được sử dùng trong dạng này là :

promise (hứa), agree ( đồng ý ), threaten ( đe dọa), propose ( có ý định ),offer ( đề nghị giúp ai) , refuse (từ chối) ...

Ví dụ: He said, “ I will kill you if you don’t do that”

=>   He threatened to kill me if I did not do that.

We'll visit you     ( chúng tôi sẽ thăm bạn )

=> she promised to visit us ( cô ấy hứa thăm chúng tôi )

Let me give you a hand

=> he offered to give me a hand ( anh ấy đề nghị được giúp tôi một tay )

3) Dạng 3:     S + V + người + giới từ + Ving / N  

Các động từ thường được sử dùng trong dạng này là :

Accuse sb of (buộc tội ai về....)

Ví dụ: You've stolen my bicycle!

=> He accused me of having stolen his bicycle (anh ta buộc tội tôi đã ăn cắp xe đạp của anh ta )

Prevent sb from (ngăn không cho ai làm gì   )

Ví dụ : I can't let you use the phone

=> My mother prevented me from using the phone (Mẹ tôi không cho tôi dùng điện thoại )

Congratulate sb on ( chúc mừng ai về việc gì )

Blame sb for ( đổ lỗi ai về việc gì )

Blame sth on sb ( đổ tội gì cho ai )

Warn sb against ( cảnh báo ai không nên làm điều gì ) - lưu ý mẫu này không dùng not

Don't swim too far !

He warned me against swimming too far. ( anh ta cảnh báo tôi đừng bơi quá xa )

= He warned me not to swim too far

Thank sb for ( cám ơn ai về việc gì )

Criticize sb for ( phê bình ai việc gì )

4)   Dạng 4:  S + V + V-ING

Các động từ thường được sử dùng trong dạng này là :

Advise ( khuyên ) , suggest ( đề nghị ), Admit ( thú nhận ), deny (chối) ....

Ví dụ: Shall we go for a swim ?  ( chúng ta cùng đi bơi nhé )

=> she suggested going for a swim  ( cô ấy đề nghị đi bơi )

Ví dụ: I know I am wrong

=> he admitted being wrong ( anh ta thú nhận là mình sai )

CÁC DẠNG ĐẶC BIỆT

1/Reported speech with to infinitive

*ĐỘNG TỪ TƯỜNG THUẬT: agree, demand, hope, promise, threaten, offer, refuse, decide...

  • Would you/ Could you / Will you/ Can you -> asked+ sb + to + V
  • Would you mind + V-ing /Do you mind + V-ing -> asked + sb + to +V
  • Would you like/ Will you -> invited + sb + to + V

Đề nghị, lời mời:

S + invite + (O) + to V …

S + offer + to V ……..…

Ex: He said, “Would you like to go out for a drink?”

---> He invited me to go out for a drink.

She said to me; “How about some coffee”

-> She  invited me some coffee

“I will look after the house for you if you like” he said.

-> He offered to look after the house for me if I liked.

* Ta sử dụng  “ Would you like to V... / How about …/ Why don’t you + … để mời

Eg: Why don’t you come to my village to have a day off?

* Offer:    - Would you like me to V

- Shall I do.../ Can I…? Could I …?

- I’ll do …  if you like

Eg: Can I help you with the dishes?             Shall I shut the door?

Would you like a drink?                         Would you like to come for a meal?

b. Yêu cầu: (động từ tường thuật ask)

Ex: She said, “Can you lend me your book?”

---> She asked me to lend her my book.

* Ta có thể sử dụng : Could you….? , Can you …? Would you mind …?  Or câu mệnh lệnh để yêu cầu

“Would you mind closing the door?” ® he asked me to close the door.

Can you close the door?                       Close the door ,please.

*          “I’d like…” “Can I have…?”          khi chuyển sang gián tiếp ta áp dụng cấu  trúc

“Could I have…?”

S + asked + someboby + for + something

Ex: In a restaurant, the man said; “I’d like a bottle of red wine, please”

-> The man asked for a bottle of red wine

Khuyên bảo:

Ex: “You should study harder,” my mother said.

---> My mother advised me to study harder.

  *Lời khuyên thường bắt đầu:

- You should / You ought to V...........

- If I were you , I would/ should …

- You had better …

- Why don’t you ….

Eg’ Why don’t you repaint our room?  ®She advised me to repaint their room.

Chuyển sang gián tiếp có cấu trúc sau:

S + advised + O + to V …

Lời nhắc nhở

“Remember…”                     khi chuyển sang lời nói gián tiếp ta áp dụng cấu trúc sau

Don’t for get

S + remind(ed) + someboby + to Infinitive verb

Ex: She said to me; “Don’t forget to ring me up tomorrow evening”

-> She reminded me to ring her up the bext eveining

Sự đồng ý về quan điểm như: all right, yes, of course (áp dụng cấu trúc sau):

             S + agreed + to verb…

Ex: “All right, I’ll wait for you” he said

-> He agreed to wait for me

Diễn tả sự đồng ý : would like, wish (áp dụng cấu trúc sau):

S + wanted + obj + to verb…

Ex: “I’d like Lan to become a doctor,” my mum said

-> My mum wanted Lan to become a doctor

Từ chối :            S + refused + to V …

Eg: ‘No, I won’t lend you my car”

-> He refused to lend me his car.

Lời hứa:            S + promised to V…

Eg: ‘I’ll send you a card on your birthday”

-> He promised to send me a card on my birthday.

* Công thức chung khi đổi sang câu tường thuật với to V:

                          S + V (+ O) + to V

Reported speech with gerund: (câu gián tiếp với danh động từ)

- Khi lời nói gián tiếp là lời đề nghị, chúc mừng, cảm ơn, xin lỗi ….động từ tường thuật cùng với danh động từ theo sau nó thường dùng để truyền tải nội dung lời nói trên.

  • Động từ tường thuật + V-ing.......

* Động từ tường thuật:deny, admit, suggest, regret...........

Ex: He said to me; “Let’s go home”

-> He suggested going home

  • Động từ tường thuật + giới từ + Ving…

* Động từ tường thuật: : dream of, object to, insist on, complain about, think of, look forward to.........

Ex: “I’ll help you with your physics exercise,” Peter said to Susan.

---> Peter insisted on helping Susan with her physics exercise.

  • Động từ tường thuật + giới từ + tân ngữ + Ving…

* Động từ tường thuật: thank sb for, accuse sb of, congratulate sb on, apologize to sb for, warn sb against, prevent sb from, stop sb from…

Ex1: “It was nice of you to help me. Thank you very much,” Tom said to you.

---> Tom thanked me for helping him.

Ex2: “I’m sorry I’m late,” Peter said.

---> Peter apologised for being late.

  • Why dont you/ Why not / How about -> suggest + sb + V-ing
  • Let’s / Let’s not -> suggest + V-ing/ suggest + not+ V-ing
  • Shall we/ It’s a good idea -> suggest + V-ing.

Cảm ơn, xin lỗi:

S + thanked  + s.o + for + V-ing………………

S + apologized  for + (not) + V-ing……………

S + apologized + to + s.o + for + (not) + V-ing

Ex1: “It was nice of you to help me. Thank you very much,” Tom said to you.

---> Tom thanked me for helping him.

Ex2: “I’m sorry I’m late,” Peter said.

---> Peter apologised for being late.

Chúc mừng:

S + congratulated + s.o + on + V-ing…

Ex: John said, “I heard you received the scholarship. Congratulations!”

---> John congratulated me on receiving the scholarship.

“I hear you passed your exams. Congratulations!” John said to us.

-> Tom congratulated us on passing our exams

Cương quyết, khăng khăng:

S + insisted + on + V-ing…

Ex: “I’ll help you with your physics exercise,” Peter said to Susan.

---> Peter insisted on helping Susan with her physics exercise.

“I’ll drive you to the station. I insist,” Peter said to Linda

-> Peter insisted on driving Linda to the station

Cảnh báo, ngăn cản:

Lời cảnh báo như : be careful, be dangerous

S + warned + s.o + to verb…

S + warned + s.o + against + v-ing …

ex1: “Be careful of strangers and don’t go out at night”; he said

-> He warned us to be careful strangers and not to out at night

Ex2: “Don’t stay at the near the airport,” I said to Ann

-> I warned Ann against staying at the hotel near the airport

Ex3: “Don’t go out alone at night,” I said to Linda.

---> I warned Linda agaisnt going out alone at night.

Ngăn cản: S + prevented, stopped  + s.o + from + v-ing…

Ex1: “Stay here! I can’t let you go out tonight,” her mother said to Jane

-> Her mother prevented Jane from going out that night

Ex2: “Sit here. I can’t let you stand all the time,” Mary said to me.

---> Mary prevented me from standing all the time.

Chấp nhận hoặc phủ nhận:

Ex1: “We stole his money,” they said.

---> They admitted stealing his money.

Ex2: “I didn’t steal his money,” she said.

---> She denied stealing his money.

Đề nghị, gợi ý:

S + suggest + (not) + V-ing …

S1 + suggest (ed) + That + S2  +    (should +) bare infinitive

Ex: He said to me; “Let’s go home”

-> He suggested going home

-> He suggested that we should go home

Ex: “Let’s go out for a drink,” Susan said.

---> Susan suggested going out for a drink

- Shall we ….

                       Shall we go and see a film?

Shall we talk about something different now?

  • What about …/ How about V-ing…/ Let’s V……./ Why don’t we V ….

                          What about going to Judy's?

How about using my car?

                           Let's go outside.

Why don't you write to her yourself?

Tố cáo, buộc tội:

Ex: “You took some of my money,” he said.

---> He accused me of taking some of his money.

Mơ ước:

S + dreamed + of + v-ing…

Ex: “I want to pass the exam with flying colours,” John said.

---> John dreamed of passing the exam with flying colours.

“I’ve always wante to be rich, ” Bob said

-> Bob had always dreamed of being rich

Sự suy nghĩ về cái gì (áp dụng cấu trúc sau)

S + think (thought) + of +v-ing…

Ex: John’s wife: The house is very nice! We’ll certainly buy it

John : I think so

-> John and his wife were thinking of buying the house.

Sự chấp nhận (áp dụng cấu trúc sau)

S + admitted + v-ing…

Detective: You have stolen Mrs. Brown’s car!

The thief|: Yes…! But…

-> The thief admitted stealing/having stolen Mrs Brown’s car

Sự mong đợi (áp dụng cấu trúc sau)

S + looked forward to + v-ing…

Ex: “Mr.Smith: I feel like meeting our children soon”

Mrs Smith: I think so

-> Mr and Mrs. Smith looked forward to meeting their children soon

Các hình thức hỗn hợp trong lời nói gián tiếp: (mixed forms in reported speech)

 Lời nói trực tiếp có thể bao gồm nhiều hình thức hỗn hợp: câu khẳng định, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán:

Eg: 1.  He said, “Can you play the guitar?” and I said “No”

-> He asked me if I could play the guitar and I said that I couldn’t.

  1. “I don’t know the way. Do you? He asked.

-> He said that he didn’t know the way and asked her if she knew it.

  1. “I’m going to shopping. Can I get you something? She said

-> She said that she was going to shopping and asked if she could get me anything.

BÀI TẬP ỨNG DỤNG

  1. Statements
  2. Nam said “I am told to be at school before 7 o’clock”

……………………………………...……………………………………………………

  1. Thu said “All the students will have a meeting next week”

…………………………………………….……………………………………………

  1. Phong said “My parents were very proud of my good marks”

…………………………………………………………………..……………………..

  1. The teacher said “All the homework must be done carefully”

…………………………………………….……………………………………………

  1. Her father said to her “I will take you to the movie with my friends, Nga”

………………………………………………..…………………………………………

  1. Hoa said “I visited my parents in last summer”

………………………………………………..…………………………………………

  1. The teacher said “We can collect old book for the poor students”

…………………………………………………………………………………………

  1. She said “She doesn’t buy this book”

…………………………………………….……………………………………………

  1. The boys said “We have to try our best to win the match”

…………………………………………………………………………………………

  1. Her classmate said “Lan is the most intelligent girl in our class”

…………………………………………………………………………………………

  1. Questions
  2. “How much does this dress cost?” Lan asked Lien

…………………………………………………………………………………………

  1. Ba asked Tam “How often do you wash your clothes?”

…………………………………………………………………………………………

  1. “Do you enjoy reading?” Phong asked Peter

….…………………………………………………………………………….

  1. “When will your father leave Vietnam for the USA?” Phong asked Thu

…………………………………………………………………………………………

  1. “Does she like sports?” Hoa asked Lan

…..…………………………………………………………………………….

  1. “How many people are there in your family?” She asked Lan

…………………………………………………………………………………………

  1. “Do your sister and brother go to the same school?” She asked Nam

…………………………………………………………………………………………

  1. Tam’s friend asked him “How long will you stay in England?”

…………………………………………………………………………………………

  1. “Are there some oranges in the fridge?” She asked her mom

…………………………………………………………………………………………

  1. “Will it rain tomorrow morning?” He asked his friend

…………………………………………………………………………………………

 

  1. Imperatives
  2. She said to him: “Give me another glass of wine”. …………………………………………………………………………………………
  3. She said to me: “Bring me a book”.

…………………………………………………………………………………………

  1. Mother said to him: “Open the window please!”.

…………………………………………………………………………………………

  1. He said to me: “Shut the door after you”.

…………………………………………………………………………………………

  1. The captain said to them: “Wait here still I come back”.

…………………………………………………………………………………………

  1. She told her: “Take it and come with me”.

…………………………………………………………………………………………

  1. He said to me: “Don’t come back before one o’clock”.

…………………………………………………………………………………………

  1. My mother told me: “Don’t forget to look at the door”.

…………………………………………………………………………………………

  1. He said to his brother: “Don’t open the window, open the door”.

…………………………………………………………………………………………

  1. He said to the girl: “Don’t sit on my bed, sit on this chair please!”.

…………………………………………………………………………………………

  1. To Infinitives and Gerunds
  2. ‘You have broken 2 of my glasses, boy” said the old man.

…………………………………………………………………………………………

  1. “Yes, I’ve broken 2 of them” said the boy.

…………………………………………………………………………………………

  1. “Certainly. I’ll take you to the zoo next Sunday” He said (insist)

…………………………………………………………………………………………

  1. “I’ll water the flowers every morning if you like” She said (offer)

…………………………………………………………………………………………

  1. “No, we won’t go with him next Friday’ they said (refuse)

…………………………………………………………………………………………

  1. ‘You have made the wall dirty, pupils” said the teacher. (accuse)

…………………………………………………………………………………………

  1. “No, we didn’t make noise last night” said the children (deny)

…………………………………………………………………………………………

  1. “We’ll shut the door if you go on getting out’ said the parents to children (threaten)

…………………………………………………………………………………………

  1. “I am sorry. I’ve made the house untidy” said the girl. (apologize)

…………………………………………………………………………………………

  1. “I’ll punish you if you don’t pay attention to the lesson, pupils” said the teacher (threaten)

…………………………………………………………………………………………

  1. “Would you like me to look after the house for you?” He said (offer)

…………………………………………………………………………………………

  1. “Will you keep quite, please?’ she said (tell)

…………………………………………………………………………………………

  1. “Will you keep your mouth shut? He said (order)

…………………………………………………………………………………………

  1. Shall we meet outside the cinema after eight” he said (suggest)

…………………………………………………………………………………………

  1. “Would you like me to repair the car for you?’ he said (offer)

…………………………………………………………………………………………

  1. “Will you have a drink?” he said (invite)

…………………………………………………………………………………………

  1. “You had better hurry’ she said (advise)

…………………………………………………………………………………………

  1. “Please, please let me come in” he said (beg)

…………………………………………………………………………………………

  1. ‘Don’t talk anymore.” He said (command)

…………………………………………………………………………………………

  1. ‘Try again, all of you” he said (encourage)

…………………………………………………………………………………………

  1. Mixed forms
  2. He said, “Don’t walk on the ice; it isn’t safe”

…………………………………………………………………………………………

  1. “Here are the car keys. You’d better wait in the car.” He said to his daughter.

…………………………………………………………………………………………

  1. “Please, please don’t tell anyone,” she said. “I won’t, I promise,” I said.

…………………………………………………………………………………………

  1. “If you don’t pay the random, we’ll kill the boy” said the kidnappers.

…………………………………………………………………………………………

  1. “Hurrah! I’ve passed the first exam” he exclaimed.

“Congratulations! I said, “and good luck with the second”

…………………………………………………………………………………………

  1. “Many happy returns of your birthday! We said. “Thanks,” said the boy.

…………………………………………………………………………………………

Turn into Indirected Speech

  1. My mother asked me if I saw Ann.

…………………………………………………………………………………………

  1. Tom asked whether I remembered him.

…………………………………………………………………………………………

  1. Ann asked when they got married.

…………………………………………………………………………………………

  1. He asked me where I am going.

…………………………………………………………………………………………

  1. The teacher told us not to talk in class.

…………………………………………………………………………………………

Lưu ý: Để làm tốt các dạng bài tập tiếng Anh nói chung, dạng bài tập câu Tường thuật (gián tiếp) nói riêng. Các em cần nắm vững phần ngữ pháp. Sau đó lấy phần bài tập tương ứng với phần lý thuyết vừa làm vừa kiểm tra.

Chúc các em thành công!

Lê Thị Thùy Trang & Nguyễn Thị Hưng

Có 4 bình luận trên bài viết này
  1. Thảo hana says

    E cảm ơn ak

  2. chưa có đáp án phần bài tập?

  3. cho em hỏi đây là kiểu câu gì ạ : do you know WHO invented the telephone ? tại sao lại có question word ở giữa ạ ?

Leave a Reply to thắng Cancel reply