1. Không nên đọc – chép:
Đặc thù của bộ môn công nghệ là đi theo chương trình của từng khối lớp với nhiều phân môn khác nhau: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thức ăn cho gia súc… (công nghệ 10). Do có liên quan trực tiếp đến cuộc sống nên các lĩnh vực này rất gần gũi với con người, phục vụ nhu cầu cơ bản hàng ngày cho con người. Không như các bộ môn khác, tài liệu tham khảo của bộ môn công nghệ phải nói rất phong phú và đa dạng. Ngoài sách báo, internet… học sinh có thể học hỏi trực tiếp từ ông bà, bố mẹ, anh chị trong gia đình thông qua các công việc hàng ngày như: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi, bảo quản nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, do các em chưa chọn được hệ thống thông tin hoàn chỉnh nên vai trò hướng dẫn của GV rất cần thiết để giúp các em có định hướng đúng đắn khi chọn lựa thông tin. Từ đó các em chủ động để tự ghi chép nội dung bài học mà không cần GV phải đọc từng câu, từng chữ theo kiểu đọc - chép như trước đây. Theo chúng tôi, đổi mới phương pháp giúp học sinh tự ghi bài trong môn công nghệ cũng là cách để nâng cao chất lượng dạy và học. Qua cách ghi chép bài học có tính khoa học còn rèn thêm cho học sinh các phẩm chất cơ bản như tính tích cực, chủ động sáng tạo và hành động hợp lý.
2. Thầy làm việc:
Muốn học sinh thực hiện được yêu cầu, GV phải vạch được cho mình một kế hoạch cụ thể trong bài giảng, cụ thể thông qua các bước sau: Xác định trọng tâm bài học. Đây là công việc cần thiết vì giúp quá trình dạy và học diễn ra thuận lợi, đúng trọng điểm không chệch hướng. Một số định hướng nội dung tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ THPT ở một số bài học.
* Có hai bước: