CHIẾN THUẬT LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ ĐẠT ĐIỂM CAO

           Với hình thức thi trắc nghiệm, học sinh không phải thuộc lòng quá nhiều, chỉ cần đọc sách, hiểu bài và biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn đáp án là có thể hoàn thiện bài thi.

Thi trắc nghiệm, việc đầu tiên học sinh cần thay đổi là đọc kỹ sách giáo khoa. Vì phần lớn kiến thức trong bài thi đều lấy từ sách giáo khoa, các em cần chủ động hơn trong việc khai thác và xử lý sách giáo khoa. Bởi đây là tài liệu căn bản, nền tảng tri thức của mọi đề thi và hình thức thi. Thêm nữa, các em cần biết suy luận thông qua việc phân tích dữ liệu từ các đáp án.  

“Cuộc cách mạng màu sắc tư sản vào cuối thế kỉ XIX đã đưa quốc gia nào phát triển thành một nước đế quốc trong thế kỉ XX?

A.   Thái Lan

B.   Ấn Độ

C.   Trung Quốc

D.   Nhật Bản”.

Ở đây, chắc chắn hai câu bị loại là Trung Quốc và Ấn Độ, vì hai nước này đều trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Chỉ có Thái Lan và Nhật Bản đều tiến hành cải cách và duy tân thành công. Cả hai cuộc cải cách và duy tân đều mang màu sắc của cuộc cách mạng tư sản, nhưng nước trở thành đế quốc trong thế kỉ XX là Nhật Bản. 

Xem thêm

TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO

Một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam là "Tôn sư trọng đạo". Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy.
Tôn sư:  “tôn” có nghĩa là tôn trọng, kính trọng và đề cao. “sư” có nghĩa là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ. Vậy “tôn sư” là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.

Xem thêm

Kinh nghiệm học bài và nhớ lâu môn Lịch sử

Để học thuộc và nhớ lâu các sự kiện Lịch sử vốn “nổi tiếng” khó nhớ vì quá nhiều mốc lịch sử. Con số lằng nhằng với hàng loạt các sự kiện bất kỳ bạn học sinh nào cũng sợ. Nhưng không phải không có cách nhớ các mốc sự kiện ấy. Sau đây mình sẽ bật mí cho các bạn cách học môn lịch sử

Phải biết xâu chuỗi các sự kiện
Các sự kiện đều có mối quan hệ xâu chuỗi với nhiều sự kiện khác. Nếu bạn tìm ra sự liên kết ấy, việc nhớ sẽ dễ hơn nhiều. Ví dụ từ sự kiện thành lập Đảng, trước đó là cả một sự chuẩn bị lâu dài, nó sẽ liên quan đến các sự kiện như: ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, ngày thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên…

Mỗi bài học đọc kỹ một lần rồi làm sơ đồ tia. Ví dụ: chiến tranh cục bộ sẽ bao gồm các nhánh chính là khái niệm, âm mưu của địch, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Sau đó từ mỗi nhánh lại làm các tia nhỏ hơn.

Xem thêm

KỶ NIỆM 20/10

Để chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10. Chúng ta cùng ôn lại những giá trị mà phụ nữ Việt Nam đã để lại. Những người con kiên cường trong đấu tranh, sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc.

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ đã để lại những dấu ấn đậm nét. Trước quân thù họ là những người lính kiên trung, bất khuất, chẳng hề thua kém đấng nam nhi. Những nữ trung hào kiệt để lại những trang sử chói ngời trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm giành độc lập tự do của dân tộc ta như:Bà Trưng, Bà Triệu; Nữ tướng Bùi Thị Xuân, Bà Nguyễn Thị Định, Chị Út Tịch, ... Trong lao động họ là những người cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo. Trong cuộc sống những người phụ nữ ấy là người giữ ngọn lửa ấm cho gia đình, gìn giữ giống nòi, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc và sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc. Trên mọi mặt trận, người phụ nữ đều thể hiện được vai trò và vị trí của mình, những tên tuổi nổi lên trong lịch sử mà chúng ta phải học tập như những hoàng hậu, công chúa vì nghĩa nước quên mình như: Thái Hậu Dương Vân Nga thế kỷ IX, Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trân thế kỷ XV, Công chúa Lê Ngọc Hân thế kỷ XVIII; Bà Điềm Bích đời nhà Trần, Bà Nguyễn Thị Lộ đời nhà Lê đã từng được nhà vua phong là Lễ nghi học sỹ; Nữ sĩ tài hoa xứ kinh Bắc Đoàn Thị Điểm để lại cho đời Chinh Phụ Ngâm, Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, thi sĩ Xuân Quỳnh đã để lại cho đời những tác phẩm bất tử; Con gái của nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu là Sương Nguyệt Ánh vào đầu thế kỷ XX được đánh giá là người phụ nữ điển hình tài sắc vẹn toàn, với cương vị là Nữ Tổng biên tập báo đầu tiên của Việt Nam, bà đã thức tỉnh phụ nữ Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước, sự bình đẳng của phụ nữ qua tờ báo “Nữ Giới chung” - tờ báo đầu tiên của phụ nữ Việt Nam (01/02/1918).

Xem thêm