MỘT BÀI VĂN HAY

Bài viết trên lớp của em Nguyễn Thị Ngọc Nhi Lớp 11A2 Trường THPT Hàm Thuận Bắc được đánh giá là một bài văn  diễn đạt mạch lạc, cảm nhận tốt về diễn biến tâm lí nhân vật, thể hiện được cảm xúc.

Thạch Lam – cái tên không lẫn vào đâu được , bởi những xúc cảm mong manh mơ hồ  mà  ông đem vào những câu chuyện tưởng chừng không có chuyện khiến người đọc như lạc vào thế giới nội tâm của nhân vật với biết bao thâm trầm sâu sắc. Mỗi nhân vật bước ra từ tác phẩm văn học của ông đều mang những nét đẹp trong sáng giản dị trong tâm hồn. Và chính vì thế chúng ta không thể không nhắc đến Liên-một cô bé nghèo nhưng có tâm hồn nhạy cảm giàu lòng yêu thương con người và khát vọng vươn lên trong cuộc sống trong tác phẩm “hai đứa trẻ”.

     Đối với Liên-một cô bé ở cái tuổi mà người ta vẫn hay nói :” Biết ăn biết nói biết học hành là ngoan”. Thế nhưng cuộc sống của Liên nó lại đâu dễ dàng như thế . Một cuộc sống mà khiến Liên dường như già đi trước tuổi, bởi vì đâu ?Bởi vì những cái nghèo bóng tối dày dặc xung quanh, một cuộc sống bế tắc, không có lối thoát kể từ khi thầy Liên mất việc và chấm dức chuỗi ngày sống ở Hà Nội. Liên trở về vùng quê cùng với những con người lao động nghèo đói. Chính những cái cảm nhận thực tế đó đã khiến   cho tâm hồn Liên trở nên nhạy cảm tinh tế hơn bao đứ bạn cùng trang lứa, đồng thời cũng khiến cô bé thêm rung cảm, giàu tình yêu thương con người và có một khát vọng tươi đẹp cho cuộc sống nghèo nàn.

Trước những biến động của cuộc đời như thế, Liên như sống với biết bao cảm xúc mong manh mơ hồ, và Liên cũng không biết tâm hồn mình trở nên nhạy cảm, tinh tế trước cuộc đời nghèo khổ. Cô bé đã cảm nhận được những thay  đổi trong tâm hồn của bản thân trước những thay đổi của cảnh vật xung quanh “ tiếng trống thu không trên cái chòi huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”, “tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng”,….những âm thanh như một bản hòa tấu, có lẽ đối với những đứa trẻ khác nó vô cùng thú vị , nhưng đối với Liên nó chính là bản nhạc buổi chiều quê, nó cho cô bé thấy được sự lụi tàn của thiên nhiên của phố huyện, Liên nhận thấy được “cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ” của mình. Liên “không hiểu sao” không giải thích được cái buồn sâu thẳm đó. Tại sao nó lại có trong tâm hồn một đứa trẻ  thơ?Liên chỉ biết là lòng mình mang”một nỗi buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn” không chỉ cảm nhận được sự thay đổi của tâm hồn mình mà Liên còn cảm  nhận được cái mùi riêng của đất của quê hương “ một mùi âm ẩm bốc lên hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá”. Tuy sống trong cảnh nghèo khổ nhưng Liên vẫn thấy trân trọng và yêu quý nơi này, cô bé cảm nhận được cái mùi của sự nghèo khổ của những kiếp người tàn tạ. Nếu không có một tình cảm đặc biệt gắn bó sâu nặng với quê hương thì làm sao mà Liên cảm nhận được cái hơi thở của mảnh đất này. Một mảnh đất mà bong tối tràn ngập và dày đặc, bong tối “ngập đầy dần” đôi mắt của Liên, nhưng “đêm tối dối với Liên quen lắm, chị không còn sợ nó nữa”. Không còn sợ nữa có nghĩa là đã từng rất sợ, nhưng người ta khổ mãi rồi sẽ quen với nỗi khổ. Bóng tối đã mang đến sự nghèo khổ cho chính Liên và những con người lao động trong phố huyện, một cuộc sống mà chỉ còn những tia sáng mỏng manh. Bóng tối còn khiến cho thế giới xung quanh như mờ đi trong mắt một đứa trẻ nghèo, khiến cho thế giới đối với Liên xa xôi lắm “ Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”, trước cuộc đời, trước không gian Liên thấy mình quá nhỏ bé, như hạt cát giữa sa mạc mênh mông, không biết nơi đâu cảm nhận của cô bé cũng chính là cảm nhận của các nhà văn lãng mạn lúc bấy giờ, họ cũng thấy bản thân nhỏ bé trước cuộc đời, trước vũ trụ bao la.

     Chính bởi sống giữa những thứ xa xôi, bao la không biết đó mà dường như lay động tâm hồn Liên khiến cho cô bé có những rung cảm trước cuộc đời trước dòng người ngược xuôi để cho Liên biết yêu thương con người nhiều hơn. Trước hình ành:”mấy đứa trẻ con nhà nghèo cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi , chúng nhặt nhạnh thanh nứa thanh tre hay bất cứ thứ gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại”. Khiến cho Liên động lòng thương , Tuy cô bé cũng không khá giả gì hơn nhưng khi thấy những đứa trẻ con nhà nghèo, nghèo hơn cả mình cô bé cảm thấy thương xót vô cùng , thương cho cả cha mẹ của chúng quá nghèo, phải để chúng nhặt những thứ vô giá trị để dùng lại. Liên thương nhưng Liên biết làm gì đây khi” chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó” không chỉ có lòng thương giữa những đứa trẻ giữa những đứa trẻ mà Liên còn dành sự quan tâm đến những con người lao động” Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?” câu hỏi nhưng chứa đựng sự cảm thương cho mẹ con chị Tí-một người bạn hàng-một người lao động nghèo khổ” Ban ngày chị đi mò cua bắt tép, tối đến chị mới dọn cái hàng nước này” Chị làm việc vất vả cả ngày mà chẳng đủ ăn. Liên thương lắm thương cho cả gánh phở của bác Siêu đi trong đêm tối và thương ”gánh hát “ của gia đình bác Xẩm ngủ thiếp đi bên manh chiếu vì không có khách đến nghe. Đâu chỉ có thế, Liên còn quan tâm đến những con người tàn tạ của phố huyện – bà cụ Thi điên ,” một tiếng cười khanh khách, chị em Liên không cần ngoảnh  mặt ra cũng biết là ai đã vào hàng” cô bé cảm thấy ái ngại thương xót cho một con người ở cái tuổi xế chiều phải đi một mình đêm tối, Liên thương cảm cho tất cả những kiếp người nghèo nàn nơi phố huyện “ Chừng ấy người ngồi trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho cuộc sống nghẻo nàn hằng ngày của họ” một “ cái gì đó” thật mơ hồ , xa xăm.

      Ai cũng có khát vọng sống, những con người nghèo khổ trong phố huyện này cũng vậy và Liên chính là một trong số đó một khao khát về một cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.Liên khao khát từng những cái bình dị nhỏ nhặt nhất, từ món phở của bác Siêu thứ mà Liên cho rằng là một thứ quà xa xỉ , hai chị em không bao giờ mua được, sống quen với bóng tối không có nghĩa là cô bé chấp nhận nó Liên luôn cố tìm kiếm ánh sáng xung quanh mình những “quầng sáng”, “hột sáng”, “khe sáng”,”An và Liên ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm dải ngân hà và con vịt theo sau ông thần nông” nhưng những ánh sáng đó không đủ cho mong ước của Liên. Và tất cả niềm khao khát dồn nén đến giờ khắc của đêm khuya giờ khắc mà Liên được sống với một thế giới khác hẳn phố huyện- đó chính là đoàn tàu “ An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng hai chị em vẫn gượng để thức thêm chút nữa” “vì muốn nhìn thấy chuyến tàu đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”. Chuyến tàu đến  đem lại một nguồn sáng khác hẳn với cái quầng sáng ngọn đèn của chị Tí “ ,khác hẳn với   “ bếp lửa của bác Siêu ” khác hẳn với cái bong tối đang bao chùm phố huyện. Và điều quan trọng hơn hẳn là chuyến tàu đến từ Hà Nội- nơi mà Liên từng sống với những tháng ngày tươi đẹp hạnh phúc , chuyến tàu vụt qua “ Liên lặng theo mơ tưởng “ cô bé như sống lại với quá khứ với ”Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vè và huyên náo” Đó chính là những kỉ niệm đẹp để trong quá khứ, khiến Liên hồi tưởng lại để Liên hướng tới một khát vọng trong tương lai một cuộc sống tốt đẹp cho những con người trong phố huyện. Liên tin tưởng là một ngày nào đó chính chuyến tàu ấy sẽ đưa những con người bé nhỏ tội nghiệp ở đây đến một vùng đất mới nơi đó không có sự ngự trị của bong tối, nơi mà Liên đã từng sống “ Một vùng sáng rực và lấp lánh “ .

    Xây dựng nhân vật Liên , Thạch Lam đã cho ta thấy nét đẹp từ trong con người nghèo khổ, đặc biệt là những đứa trẻ. Tâm hồn của chúng đâu chỉ là tâm hồn của sự vô tư vô lo mà tâm  hồn đó rất phong phú đa dạng và giàu cảm xúc , giàu tình yêu thương con người và những khát vọng sống chân chính tươi đẹp. Xây dựng nhân vật Liên tác giả còn cho ta thấy con người của chính ông – một nhà văn nhạy cảm tinh tế một nhà văn yêu mến những cái giản dị trong sáng thanh cao trong tâm hồn . Đồng thời thể hiện sự thương cảm của Thạch Lam trước  những mảnh đời nghèo khổ, đâu thương. Ông thương cho những tâm hồn bé nhỏ phải vứt bỏ sự hồn nhiên của lứa tuổi để đương đầu với những biến đổi của cuộc đời của con người trong xã hội bấy giờ.

Liên đã thức tỉnh những con người trong xã hội hiện nay những con người không biết trân trọng cuộc sống đang có , những con người không có khát vọng sống không có mục tiêu trong phấn đấu để hoàn thiện bản thân , để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho bản thân và cho những người xung quanh. Đồng thời nhắc nhở chúng ta, khơi gợi cho chúng ta niềm thương cảm cho những mảnh đời bất hạnh , đặc biệt là để cho trẻ thơ  sống đúng với sự hồn nhiên ngây thơ trong tâm hồn bé nhỏ.

Gửi bình luận