NHỮNG MẪU CHUYỆN VỀ HÓA HỌC

KEKULE ĐÃ TÌM RA CẤU TẠO CỦA BENZEN NHƯ­ THẾ NÀO?

     Khi nghiên cứu về Benzen thấy Benzen có công thức C6H6 so với Hiđro cacbon no thì Benzen còn thiếu 8 nguyên tử hiđro nữa chứng tỏ Benzen phải là một Hiđro cacbon rất không no, như­ng thực tế ngư­ời ta thấy Benzen lại vừa có tính chất của Hiđro cacbon no lại vừa có tính chất của Hiđro cacbon không no. Vậy Benzen phải có cấu tạo thế nào để phản ánh tính chất của Benzen. Nhiều nhà khoa học lớn đ­ặt ra các mẫu khác nhau về cấu tạo của Benzen song đều không đư­ợc hội đồng khoa học thế giới công nhận.

     Cùng nghiên cứu về Benzen với các nhà khoa học trên có nhà bác học Kêkule sau nhiều ngày nghiên cứu mệt mỏi. Một đêm khi ngủ Kêkule nằm mơ. Trong cơn mơ ông thấy 1 bày rắn rất đông đủ các loại bỗng có 1 con lấy mồm cắn vào đuôi của mình tạo thành một hình lục giác đều. Khi ngủ dậy Kêkule suy luận liền Benzen có cấu tạo như ­ con rắn không nhỉ. ông tiến hành nghiên cứu theo giấc mơ và kết luận Benzen có câu tạo lục giác đều gồm liên kết đôi xen kẽ liên kết đơn. Quan điểm này đã đư­ợc hội đồng khoa học chấp nhận.

TẠI SAO KHI VIẾT CÔNG THỨC CỦA BENZEN  LẠI CÓ VÒNG TRÒN Ở GIỮA

     Cùng thời với Kêkule có nhà bác học Thilơ sau khi Kêkule tìm ra công thức của Benzen ông tiếp tục nghiên cứu cấu tạo của Benzen ông cho rằng 6 liên kết đôi trong Benzen là lục thơm chuyền động đều trên tr­ưng của 6 hạt nhân nguyên tử cacbon thuyết này gọi là thuyết hóa trị phần của Thi lơ nó giải thích được sự dồn mật độ điện tử vào 1 số vị trí của vòng Benzen trư­ớc các tác nhân tấn công electron.

Xem thêm

MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC THƯỜNG GẶP TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY

1/ Hỏi: Vì sao người ta thường dùng tro bếp để bón cây?

Đáp: Trong tro bếp có chứa K2CO3 cung  cấp nguyên tố kali cho cây.

2/ Hỏi: Vì sao NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày (bao tử)?

Đáp: NaHCO3 làm giảm lượng HCl trong dạ dày nhờ phản ứng: NaHCO3 + HCl → NaCL + CO2 + H2O

3/ Hỏi: Khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi lại làm mất mùi khê?

Đáp: Do than củi xốp có tính hấp phụ nên hấp phụ mùi khét của cơm khê làm cho cơm đỡ mùi khê.

4/ Hỏi: Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu đỏ?

Đáp: Có một số hợp chất hoá học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho dung dịch thay đổi màu khi độ axit thay đổi. Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị màu này. Trong chanh có chứa 7% axit xitric. Vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu nước rau. Khi chưa vắt chanh, nước rau muống có màu xanh lét là do chứa chất kiềm canxi.

Xem thêm

BẠC GIÚP TĂNG HIỆU QUẢ KHÁNG SINH LÊN 1000 LẦN

Các nhà khoa học phát hiện, cho thêm một lượng nhỏ bạc dùng chung với thuốc kháng sinh sẽ giúp tăng hiệu quả của loại dược phẩm này lên tới 1000 lần.

Khám phá trên được công bố đúng vào thời điểm có hàng loạt cảnh báo từ các bác sĩ hàng đầu thế giới rằng, sự trỗi dậy của siêu vi trùng kháng thuốc có thể dẫn tới” viễn cảnh thảm học” trong đó hàng triệu người sẽ mắc các căn bệnh vô phương cứu chữa.

Xem thêm

PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ ĐƯỜNG CHÉO

Bài toán trộn lẫn các chất với nhau là một dạng bài tập hay gặp trong chương trình hóa học phổ thông cũng như trong các đề thi kiểm tra và đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Ta có thể giải bài tập dạng này theo nhiều cách khác nhau, song việc giải loại dạng bài tập này có thể giải theo phương pháp sơ đồ đường chéo

Nguyên tắc: Trộn lẫn hai dung dịch:

Dung dịch 1: có khối lượng m1, thể tích V1, nồng độ C1 (nồng độ phần trăm hoặc nồng độ mol), khối lượng riêng d1.

Dung dịch 2: có khối lượng m2, thể tích V2, nồng độ C2 (C2 > C1 ), khối lượng riêng d2.

Dung dịch thu được: có khối lượng m = m1 + m2, thể tích V = V1 + V2, nồng độ C (C1 < C < C2) và khối lượng riêng d.

Xem thêm