GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN CÔNG NGHỆ 10

1. Không nên đọc chép:

Đặc thù của bộ môn công nghệ là đi theo chương trình của từng khối lớp với nhiều phân môn khác nhau: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thc ăn cho gia súc… (công nghệ 10). Do có liên quan trực tiếp đến cuộc sống nên các lĩnh vực này rất gần gũi với con người, phục vụ nhu cầu cơ bản hàng ngày cho con người. Không như các bộ môn khác, tài liệu tham khảo của bộ môn công nghệ phải nói rất phong phú và đa dạng. Ngoài sách báo, internet… học sinh có thể học hỏi trực tiếp từ ông bà, bố mẹ, anh chị trong gia đình thông qua các công việc hàng ngày như: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi, bảo quản nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, do các em chưa chọn được hệ thống thông tin hoàn chỉnh nên vai trò hướng dẫn của GV rất cần thiết để giúp các em có định hướng đúng đắn khi chọn lựa thông tin. Từ đó các em chủ động để tự ghi chép nội dung bài học mà không cần GV phải đọc từng câu, từng chữ theo kiểu đọc - chép như trước đây. Theo chúng tôi, đổi mới phương pháp giúp học sinh tự ghi bài trong môn công nghệ cũng là cách để nâng cao chất lượng dạy và học. Qua cách ghi chép bài học có tính khoa học còn rèn thêm cho học sinh các phẩm chất cơ bản như tính tích cực, chủ động sáng tạo và hành động hợp lý.

2. Thầy làm việc:  

Muốn học sinh thực hiện được yêu cầu, GV phải vạch được cho mình một kế hoạch cụ thể trong bài giảng, cụ thể thông qua các bước sau: Xác định trọng tâm bài học. Đây là công việc cần thiết vì giúp quá trình dạy và học diễn ra thuận lợi, đúng trọng điểm không chệch hướng. Một số định hướng nội dung tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ THPT ở một số bài học.

 * Có hai bước:

+ Lựa chọn bài học có nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu.

+ Đề xuất kiến thức và kĩ năng cần tích hợp.

Khi dạy học môn Công nghệ THPT có nội dung cần tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Không làm mất tính đặc trưng của môn học, không biến bài học môn học thành bài học giáo dục biến đổi khí hậu;

- Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện.

- Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, khai thác kinh nghiệm thực tế và tận dụng cơ hội để học sinh tiếp xúc trực tiếp với kiến thức biến đổi khí hậu.

Có thể nêu lên một số cách thức tổ chức hoạt động giáo dục biến đổi khí hậu qua dạy học môn Công nghệ 10 THPT như sau:

1) Phân tích vấn đ  biến đổi khí hậu liên quan nội dung môn học.

2) Khai thác thực trạng về biến đổi khí hậu ở Việt Nam;

3) Xây dựng bài tập môn học từ thực tế về biến đổi khí hậu ở địa phương;

4) Sử dụng phương tiện dạy học hỗ trợ;

5) Sử dụng tài liệu tham khảo (tranh, ảnh, sách, báo...)

6) Tham quan thực tế về tác hại của biến đổi khí hậu ở địa phương.

Các hoạt động của giáo viên khi định hướng tổ chức quá trình dạy học tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu, theo chúng tôi sẽ bao gồm:

Thứ nhất: Nghiên cứu chương trình, SGK Công nghệ 10 THPT để xây dựng mục tiêu nội dung giáo dục biến đổi khí hậu; cho phép giáo viên xây dựng kế họach dạy học phù hợp cho toàn bộ chương trình môn học, từng chương cũng như từng bài học.

Thứ hai: Xác định các nội dung giáo dục biến đổi khí hậu cần tích hợp : Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức môn học và nội dung giáo dục biến đổi khí hậu, giáo viên cần làm rõ sẽ tích hợp nội dung biến đổi khí hậu nào là hợp lí, thời lượng dành cho nó bao nhiêu là vừa đủ.

Thứ ba: Lựa chọn và vận dụng các phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp: Ở đây trước hết phải vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.

Thứ tư: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể: hoạt động này giáo viên thiết kế cụ thể các yêu cầu đối với học sinh, các hoạt động trợ giúp của giáo viên đối với học sinh và phối hợp các hoạt động đó để đạt được mục đích dạy học.

Chuẩn bị đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học phù hợp nội dung bài giảng sẽ trở thành phương tiện truyền tải thông tin hiệu quả, đó là nguyên tắc bất di bất dịch. Ngoài ra, đồ dùng dạy học có thể thay thế được một bài diễn giải dài dòng, tiết kiệm thời gian và sức lực cho GV đứng lớp; đồng thời giúp học sinh hình tượng và hệ thống vấn đề cụ thể, nhanh chóng rõ ràng. Xây dựng hệ thống câu hỏi và các tình huống có vấn đề hợp lý. Quá trình dạy học diễn ra chủ yếu dựa trên các câu hỏi. Câu hỏi là nền tảng xây nên ngôi nhà kiến thức. Câu hỏi ngắn gọn gắn liền với thực tế được đặt ra đúng lúc, vừa sức sẽ giúp học sinh dễ hiểu và giải quyết nhanh, hợp lý. Tổng kết các câu trả lời đúng với yêu cầu sao cho ngắn gọn, đầy đủ, cô đọng và mang tính đúc kết. GV mời học sinh nhắc lại song song với quá trình tự ghi bài. Như vậy vừa giúp các em ôn bài tại chỗ vừa hệ thống hóa kiến thức. Tuyên dương, khen thưởng những học sinh tích cực, trả lời hay nhằm động viên tinh thần và gây không khí học tập sôi nổi, sinh động. Nêu những nhiệm vụ học sinh cần làm để chuẩn bị cho tiết học kế tiếp. …

3. Hoạt động của trò:

Các em học sinh phải thực hiện các bước sau: Chuẩn bị bài học trước khi đến lớp. Đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, trả lời câu hỏi, sưu tầm tranh ảnh, xem bài cũ. Gạch dưới, ghi chú những vấn đề chưa rõ, cần giải quyết. Những thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau có thể mâu thuẫn, chưa phù hợp thực tế nên học sinh có thể ghi chú để giải quyết ngay tại lớp. Nhờ đó các em nắm được bài học tốt hơn, sâu sắc hơn. Tập trung cao độ: mắt quan sát, tai lắng nghe, suy nghĩ tích cực, tham gia trả lời câu hỏi, có thể giải quyết độc lập hoặc theo nhóm các vấn đề do thầy cô và các bạn đưa ra. Đây là cách để học sinh có thể tự rút tỉa kiến thức và ghi chép một cách chọn lọc nhất. Ghi nhận nội dung bài học: Không nên đi theo lối cũ là GV đọc học sinh chép mà chỉ hướng dẫn tổng kết từng phần thông qua hoạt động. Vì thế các em phải quan sát lắng nghe, suy nghĩ ghi nhận ngay từng phần của bài học. Nhận xét tinh thần học tập của bản thân và các bạn. Học sinh có thể tuyên dương hoặc phê bình tinh thần làm việc của các thành viên khác. Đây là cách để các em tự đánh giá và nhìn lại mình.                                

 

 

TỔ SINH - CN

 

Gửi bình luận