HỌC TỐT : HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT ĐOẠN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Sơ đồ cấu trúc nghị luận về một tư tưởng đạo lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh 3 khối áp dụng vào viết đoạn nghị luận cho bài thi HKI, HKII, cả năm.

- Thời gian viết đoạn văn: khoảng 10- 15 phút.

- Chú ý hình thức  của  một đoạn văn.

TỔ VĂN 

VĂN HAY: TÌNH BẠN, TÌNH YÊU TUỔI HỌC TRÒ

Tình yêu và tình bạn, từ bao đời nay đã trở thành tình cảm cao quý thiêng liêng.

Tình bạn là một phạm trù xã hội dùng để chỉ quan hệ giữa người với người có những nét giống nhau về tâm tư, tình cảm, quan điểm hay hoàn cảnh... Mà họ có thể chia sẻ, đồng cảm, an ủi và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

C:\Users\FPT\Desktop\images.jpg

Có ba hạng bạn bè ích lợi, và có ba dạng làm nguy hại. Bạn ngay thẳng, bạn trung thực, bạn nghe nhiều học rộng là bạn lợi ích. Bạn làm nhiều bộ tịch, bạn ưa chiều chuộng, bạn gian xảo, nịnh bợ là bạn nguy hiểm.” (Khổng Tử)

Xem thêm

KĨ NĂNG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC

cảm thụ văn học

       Học tốt và có kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học đang đặt ra nhiều vấn đề nan giải trong quá trình viết văn của các em học sinh. Do đó, để giúp các em có thể tìm ra phương pháp, cách thức cảm thụ một tác phẩm, chúng tôi xin đưa ra một số kĩ năng như sau:

Xem thêm

MỘT BÀI VĂN HAY

Bài viết trên lớp của em Nguyễn Thị Ngọc Nhi Lớp 11A2 Trường THPT Hàm Thuận Bắc được đánh giá là một bài văn  diễn đạt mạch lạc, cảm nhận tốt về diễn biến tâm lí nhân vật, thể hiện được cảm xúc.

Thạch Lam – cái tên không lẫn vào đâu được , bởi những xúc cảm mong manh mơ hồ  mà  ông đem vào những câu chuyện tưởng chừng không có chuyện khiến người đọc như lạc vào thế giới nội tâm của nhân vật với biết bao thâm trầm sâu sắc. Mỗi nhân vật bước ra từ tác phẩm văn học của ông đều mang những nét đẹp trong sáng giản dị trong tâm hồn. Và chính vì thế chúng ta không thể không nhắc đến Liên-một cô bé nghèo nhưng có tâm hồn nhạy cảm giàu lòng yêu thương con người và khát vọng vươn lên trong cuộc sống trong tác phẩm “hai đứa trẻ”.

Xem thêm

KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ Ý KIẾN BÀN VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC

1. Dạng 1: Bàn về một nhận định trong một tác phẩm

a. Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm, trọng tâm nghị luận

- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.

b. Thân bài:

- Giải thích ý kiến:

 + Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong ý kiến .

+ Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung của cả ý kiến. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói ấy có ý nghĩa như thế nào?

Phân tích, chứng minh vấn đề (lí giải ý kiến)

+ Ý kiến đó được biểu hiện như thế nào trong đoạn trích, tác phẩm văn học.

 + Căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật,... để lí giải. Cần chú ý xây dựng luận điểm, lựa chọn dẫn chứng và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.

- Bình luận (nhận xét – đánh giá, mở rộng, nâng cao)

+ Khái quát những nội dung đã triển khai.

 + Đánh giá ý nghĩa, tác dụng của vấn đề đó đối với văn học, cuộc sống.

c. Kết bài:

- Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.

- Rút ra những bài học cho bản thân, gửi đến thông điệp cuộc sống từ vấn đề.

Xem thêm

MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CÓ TƯ DUY SẮC XẢO

ĐỀ: “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân”. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu danh ngôn trên.

     Cuộc sống của mỗi người chúng ta biết bao lo âu, vất vả. Mỗi ngày mỗi ngày trôi qua, mang theo những thách thức đến và nó cần được chúng ta bức phá thực hiện. Cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn, nếu chúng ta sống có hoài bảo và mục đích, điều đó là cả một quá trình mà kết thúc của nó là thành công. Và “ Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”.

    Trong xã hội hiện đại văn minh này, ai ai cũng sống tất bật vội vã chạy theo danh vọng, họ gọi đó là “ thành công”. Thực tế “ thành công” không hẳn là phải có danh vọng, tiền bạc. Tùy vào đối tượng, thời điểm mà chúng ta có nhiều khái niệm khác nhau. Nhưng chung qui lại thành công có nghĩa là bạn đưa ra mục tiêu và bạn hoàn thành kế hoạch mà mình đặt ra. “ Thành công” là khi bạn chiến thắng chính mình, vượt qua rào cản bản thân và làm những điều mà trước đây bạn nghĩ mình không làm được. Và “ Thành công” là khi bạn hạnh phúc với kết quả mình đạt được. Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình. “ Cố gắng hết sức” ở đây có nghĩa là bạn phải luôn nổ lực phấn đấu không ngừng và đừng bao giờ e ngại mình sẽ không làm được, bởi chưa thử sức mình thì làm sao biết được, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Còn về việc hoàn thành bản thân, cho dù bạn chưa tốt, hay bạn nghĩ bạn đã tốt? Nhưng không, trên đời này không có gì là hoàn hảo cả. Vì vậy đừng bao giờ chủ quan mà hãy tích cực học hỏi, hoàn thiện mình.

Xem thêm

Những điểm đặc biệt trong nghệ thuật tự sự của tác phẩm Thuốc - Lỗ Tấn

  1. Cái nhìn điện ảnh:

     Lỗ Tấn rất có tài trong việc sử dụng tiếng cười để đả phá những thói hư tật xấu của con người. Tiếng cười trong Thuốc chủ yếu  toát ra qua cái nhìn của điện ảnh. Đây là thủ pháp rất mới so với hời đại ấy. Sử dụng kiểu nhìn để kể, nhà văn đạ tạo được tính khách quan đáng kể cho câu chuyện. Nhờ vậy tòan bộ nội dung truyện không cần thiết phải tường thuật tỉ mỉ nhưng vẫn hiện lên rõ nét, sinh động.

     Biểu hiện trước hết là người kể giữ thái độ khách quan với đối tượng. Văn bản được bắt đầu bằng cái nhìn từ bên ngoài: “Quán trà đã đông khách. Lão Hoa tay xách chiếc ấm đồng lớn. đi đi lại pha trà. Ai mắt lão thâm quầng.”

     Tính khách quan được tiếp tục qua việc miêu tả ngôn ngữ và ngoại hình nhân vật. Người kể ban đầu không gọi tên các khách hàng của lão Hoa mà chỉ xác định bằng màu tóc: “một người râu hoa râm”.

     Cách kể này vừa tăng tính khách quan vừa khiến người đọc tò mò muốn biết người ấy là ai. Văn bản quán triệt từ đầu đến cuối nguyên tắc không nói hết này. Ngay cả đối thoiạ cũng được dựng theo lối lấp lửng: “Chỉ vì ông ta lận đận quá! Gí thằng con…”. Giữa phần III và IV cũng có khoản trống. Người kể không miêu tả cái chết của Thuyên(điều mà rất nhiều nhà văn khác sẽ làm) mà “nhảy cóc” từ không gian quán trà lão Hoa sang không gian “nghĩa địa”. Cái chết của Thuyên diễn biến ra sao, nỗi đau đớn của vợ chồng lão Hoa ra sao…người kể không đề cập đến một câu.

Xem thêm

Một bài văn nghị luận của học sinh Hàm Thuận Bắc

Mỗi con người đều có một nhật kí riêng cho đời mình, từ khi sinh ra cho đến khi hóa vào cát bụi. Có người may mắn nhưng cũng có người bất hạnh, may mắn hay bất hạnh đôi khi do bạn nghĩ. Bởi vì bạn không được chọn nơi bạn sinh ra nhưng được chọn cách mình sống như thế nào. Chính cách sống của bạn mới đem lại may mắn hay bất hạnh cho chính bạn. Nơi mình sinh ra không có nghĩa là nơi mình sẽ chết đi. Vì thế chúng ta hãy sống đẹp, sống đúng với chính mình.

Chúng ta ắt hẳn ai cũng có một gia đình, chính gia đình là nơi mình sinh ra. Có gia đình tràn đầy hạnh phúc, tiếng cười, nhưng cũng có gia đình lạnh giá, thậm chí cuộc sống như địa ngục. Có gia đình nghèo hèn suốt đời lam lũ, nhưng cũng có gia đình giàu sang, khi sinh ra bạn đã sống trong nhung lụa. Có gia đình bé nhỏ, thiếu tình thương, bạn sinh ra đã nhận thức được sự đói nghèo và bất hạnh. Dù cho trong gia đình nào thì nơi ấy cũng ảnh hưởng không ít đến bạn, có thể giúp bạn sống tốt hơn nhưng cũng có thể dìm chết bạn. Thế nhưng bạn có quyền chọn “ cách mình sẽ sống”, đó là cách bạn vượt lên hoàn cảnh, thích nghi với cuộc sống. Chính cách sống quy định con người bạn, làm thay đổi hoàn cảnh của bạn. Bạn không được chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống.

Xem thêm