Bí quyết học và làm bài thi môn Lịch sử

Để học thuộc và nhớ lâu các sự kiện Lịch sử vốn “nổi tiếng” khó nhớ vì quá nhiều mốc lịch sử. Con số lằng nhằng với hàng loạt các sự kiện bất kỳ bạn học sinh nào cũng sợ. Nhưng không phải không có cách nhớ các mốc sự kiện ấy. Sau đây là một số phương pháp để học môn lịch sử tốt hơn.

Phải biết xâu chuỗi các sự kiện

    Các sự kiện đều có mối quan hệ xâu chuỗi với nhiều sự kiện khác. Nếu bạn tìm ra sự liên kết ấy, việc nhớ sẽ dễ hơn nhiều. Ví dụ từ sự kiện thành lập Đảng, trước đó là cả một sự chuẩn bị lâu dài, nó sẽ liên quan đến các sự kiện như: ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, ngày thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên…

     Mỗi bài học đọc kỹ một lần rồi làm sơ đồ tia. Ví dụ: chiến tranh cục bộ sẽ bao gồm các nhánh chính là khái niệm, âm mưu của địch, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Sau đó từ mỗi nhánh lại làm các tia nhỏ hơn.

     Ngoài ra, để dễ nhớ, các bạn nên lập bảng các sự kiện, trong đó có mốc thời gian, nội dung, kết quả, ý nghĩa cơ bản… Việc học sơ đồ tia hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc học cả trang sách dài và một điều nữa là học bằng cách nhìn vào chính chữ mình cũng dễ nhớ hơn là nhìn vào chữ in. Và chỉ viết tóm tắt nội dung chính yếu nhất sau đó dán lên góc học tập hoặc những chỗ dễ thấy để lúc nào cũng có thể… liếc qua.

Sau khi học, bạn ghi các mốc thời gian ra nhiều tờ giấy nhỏ khác nhau. Mỗi ngày bốc một tờ giấy ghi mốc thời gian rồi nêu sự kiện trong năm đó ra giấy hoặc đọc thuộc lòng, nếu chưa thuộc thì không nên học bài mới mà ôn lại ngay bài đó. Những mốc thời gian thường khó nhớ hơn là sự kiện vì dễ bị nhầm. Do đó bạn nên liên hệ đến những ngày tháng đặc biệt mà mình biết. Khi học đến sự kiện mới có ngày tháng hơi giống sự kiện cũ thì nên liên tưởng đến.

Tuy nhiên, không phải bất cứ mốc thời gian nào cũng phải nhớ, nên bỏ qua những sự kiện, chi tiết vụn vặt. Đừng tham quá nhiều chi tiết.

Xem thêm

Con gà có trước hay quả trứng có trước?

Sự sống đã bắt đầu với RNA- chứ không phải với DNA, kịch bản này về nguồn gốc sự sống dường như đã được chứng minh. Các nhà hóa học Đại học Manchester đã thành công trong việc tổng hợp một trong các thành phần của RNA [1], kết quả này góp phần củng cố giả thuyết RNA-đầu tiên (RNA-first).

Nhập đề

Có thể nói hiện nay chưa có một mô hình chuẩn nào về nguồn gốc sự sống trong vũ trụ nói chung và trên Trái đất nói riêng. Song người ta thường dừng lại ở hai phạm trù mô hình chính: Quá trình Chuyển hóa- đầu tiên (Metabolism-first) & RNA - đầu tiên (RNA-first)[2].

Điều gì đã xuất hiện trước trong những năm đầu đời của Trái đất, DNA cần thiết cho việc tổng hợp các protein[3] hay các protein cần thiết cho quá trình nhân bản (replication) của DNA? Câu hỏi này có thể biến thành câu hỏi rất bình thường nhưng mang một nghịch lý hàm ẩn một ý nghĩa khoa học rất lớn:

Con gà (protein) có trước hay quả trứng (DNA) có trước?

Xem thêm

Phương pháp giải bài toán thủy phân Peptit

1. Phản ứng thủy phân của Peptit:

a. Thủy phân hoàn toàn: theo phương trình phản ứng

H[NHRCO]nOH + (n-1) H2O nH2NRCOOH.

b. Thủy phân không hoàn toàn

Cách giải :

*Áp dụng ĐLBTKL tính lượng nước khi biết khối lượng Peptit phản ứng và khối lượng chất sinh ra.

*Áp dụng ĐLBTKL tính được lượng muối khi cho Aminoacid sinh ra tác dụng với HCl, H2SO4.

 * Khi tinh toán nên tính theo cách 2 ở trên.

Tính nhanh khối lượng Mol của Peptit:

H[NHCH2CO]4OH  .            Ta có M= MGli x 4 – 3x18 = 246g/mol

H[NHCH(CH3)CO]3OH       Ta có M= MAla x 3 – 2x18 = 231g/mol

H[NHCH2CO]nOH  .            Ta có M= [MGli x n – (n-1).18]g/mol

* Đối với 2 Peptit khi thủy phân có tỉ lệ số mol bằng nhau,thì ta xem 2 Peptit đó là một Peptit và ghi phản ứng ta nên ghi gộp. Khối lượng mol của Petpti chính là tổng khối lượng mol của 2 Peptit đó.

Ví dụ:  Tripeptit H[NHCH2CO]3OH  và Tetrapeptit H[NHCH2CO]4OH  (có số mol bằng nhau) thì ta xem 2 Peptit đó là Heptapeptit: H[NHCH2CO]7OH  và M= 435g/mol

Xem thêm

Giải thích 18 hiện tượng vật lý (phần 2)

10. Băng trên mái nhà hình thành như thế nào?

Góc mặt trời tới nóc nhà lớn hơn góc tới trên mặt đất, nên đốt nóng tuyết ở đây, làm tuyết tan.
Đã bao giờ bạn tự hỏi, những cột nước đá buông thõng từ mái nhà xuống hình thành trong giai đoạn băng tan hay băng giá. Nếu trong ngày băng tan, thì chẳng lẽ nước có thể đóng băng ở nhiệt độ trên số không? Còn nếu trong ngày băng giá, thì lấy đâu ra nước trên mái nhà?
Vấn đề không đơn giản như chúng ta tưởng. Muốn hình thành những cột băng thì trong cùng một lúc phải có hai nhiệt độ: nhiệt độ để làm tan băng - trên số không, và nhiệt độ để làm đóng băng - dưới số không.
Trong thực tế đúng như vậy: Tuyết trên mái nhà dốc tan ra vì ánh mặt trời sưởi nóng nó tới nhiệt độ trên số không, nhưng khi chảy đến rìa mái gianh thì nó đông lại, vì nhiệt độ ở đây dưới số không.
Bạn hãy hình dung một cảnh thế này. Vào một ngày quang mây, trời băng giá vẫn là 1-2 độ dưới không. Mặt trời tỏa ánh sáng, song những tia nắng xiên ấy không sưởi ấm trái đất đủ làm cho tuyết có thể tan. Nhưng trên mái dốc hướng về phía mặt trời, tia nắng chiếu xuống không xiên như trên mặt đất, mà dựng dứng hơn, nghiêng một góc gần với góc vuông hơn. Mà ta biết rằng góc hợp bởi tia sáng và mặt phẳng nó chiếu tới càng lớn thì tia sáng càng mạnh và sưởi nóng nhiều hơn (tác dụng của tia sáng tỷ lệ với sin của góc đó, như trường hợp hình trên, tuyết trên nóc nhà nhận được nhiệt nhiều gấp 2,5 lần so với tuyết trên mặt đất nằm ngang, bởi vì sin 60 độ lớn gấp 2,5 lần sin 20 độ). Đó là lý do tại sao mặt dốc của nóc nhà được sưởi nóng mạnh hơn và tuyết ở trên đó có thể tan ra.
Nước tuyết vừa tan chảy thành từng giọt, từng giọt xuống rìa mái gianh. Nhưng ở bên dưới rìa mái gianh, nhiệt độ thấp hơn số không và giọt nước (do còn bị bốc hơi nữa) nên đóng băng lại. Tiếp đó, giọt nước tuyết thứ hai chảy đến cũng đông lại… cứ thế tiếp tục mãi, dần dần hình thành một mỏm băng nho nhỏ. Rồi một lần khác, thời tiết cũng tương tự như thế, và những mỏm băng này được dài thêm ra, cuối cùng trở thành những cột băng giống như những thạch nhũ đá vôi trong các hang động vậy. Nói chung trên các căn nhà không được sưởi ấm, các cột băng cũng hình thành tương tự như trên.

Xem thêm

Giải thích 18 hiện tượng vật lý (phần 1)

1. Ánh sáng đom đóm có từ đâu?

Thử di nát trên đất một con đom đóm phát sáng, bạn sẽ thấy để lại trên mặt đất là một vệt dài, vẫn tiếp tục nhấp nháy, sau đó mới mờ dần rồi mất hẳn. Như vậy, ánh sáng do đom đóm phát ra là sản phẩm của một quá trình hoá học, chứ không phải là quá trình sinh học.
Bởi vì, sau khi côn trùng đã chết mà ánh sáng vẫn còn, thì rõ ràng con vật chỉ làm nhiệm vụ liên tục sinh ra loại chất phát sáng mà thôi.
Đom đóm có hai nhóm là đom đóm bay và đom đóm bò dưới đất. Cả hai nhóm này đều có thể phát ra cùng một thứ ánh sáng lạnh đặc biệt, không toả nhiệt như ánh sáng nhân tạo. Đó là vì trong quá trình phát sáng, hầu như toàn bộ năng lượng được sinh vật chuyển thành quang năng, chứ không tiêu hao thành nhiệt như ở những nguồn sáng nhân tạo khác.
Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản quang, có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài.
Các tế bào phát quang có chứa hai loại chất là luciferin và luciferaza. Khi tách rời nhau, chúng chỉ là những hoá chất bình thường, không có khả năng phát sáng. Nhưng khi ở cạnh nhau, men luciferaza sẽ xúc tác, thúc đẩy quá trình oxy hoá luciferin (quá trình dùng ôxy đốt cháy luciferin). Quá trình oxy hoá này tạo ra quang năng.
Đom đóm chỉ có thể phát sáng lập loè mà không liên tục, bởi vì chúng tự khống chế việc cung cấp ôxy, sao cho phản ứng phát sáng thực hiện được lâu dài.

Xem thêm

[HĐ sân cờ] Các tư thế dân quân tự vệ

Để chào mừng 71 năm ngày thành lập “Quân đội nhân dân Việt Nam”  22/12/1944 – 22/12/2015, tổ TD – QP Trường THPT Hàm Thuận Bắc đã tổ chức hoạt động dưới sân cờ về “Các tư thế tự vệ của dân quân” nhằm tôn vinh truyền thống hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Qua đó, nhằm giáo dục cho học sinh biết dược truyền thống anh hùng của cha anh đã để lại, không chỉ để lại mồ hôi, xương máu mà cả mạng sống của mình vì quê hương đất nước. Chính vì vậy, tổ Thể dục – Quốc phòng mong muốn học sinh thế hệ tương lai của đất nước luôn giữ được tinh thần ấy, chỉ có tự vệ chính đáng mới có được ấm no, hạnh phúc.

         Tham dự và chỉ đạo buổi ngoại khóa có sự có mặt của các thầy cô trong Ban Giám hiệu, quý thầy cô cùng toàn thể các em học sinh của trường.

Mở đầu buổi hoạt động dưới sân cờ là biểu diễn song đao do hai bạn Thành Luân 12C1 và Tiếng Thơ 12C10.

Tiếp theo đó là các tư thế tự vệ của dân quân do 6 bạn (Thành luân 12C1, Xuân Mãnh 12C6, Ngọc Luân 12C6, Hoài Thanh 12C14, Tiếng Thơ 12C10, Trí 10C3).

Xem thêm

CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC KỶ NIỆM 40 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG

img034img033img031img032

Nguyên nhân hình thành bão ở vùng nhiệt đới

Bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m dưới nuớc.

Nước nóng tạo nên tình trạng bốc hơi mạnh, mà sự bốc hơi chính là nhiên liệu của bão. Khối khí rất ẩm này sẽ lên cao đến 15 cây số. Ở đó, khí sẽ trở nên lạnh, cô đặc và khiến những đám mây bão không cố định trở nên lớn hơn.

Kinh hoàng hình ảnh tâm bão mạnh nhất năm nhìn từ vũ trụ

Siêu bão Soudelor, có thể là siêu bão mạnh nhất năm 2015

Xem thêm

Hướng dẫn chuyển Font VNI sang Times New Roman với Unikey

Bước 1: Tạo 2 file New Text Document ngoài desktop (tuỳ ý) bằng cách: click chuột phải chọn new -> New Text Document

Giờ trên desktop có 2 file: New Text Document và New Text Document (2)

Xem thêm

Những điểm đặc biệt trong nghệ thuật tự sự của tác phẩm Thuốc - Lỗ Tấn

  1. Cái nhìn điện ảnh:

     Lỗ Tấn rất có tài trong việc sử dụng tiếng cười để đả phá những thói hư tật xấu của con người. Tiếng cười trong Thuốc chủ yếu  toát ra qua cái nhìn của điện ảnh. Đây là thủ pháp rất mới so với hời đại ấy. Sử dụng kiểu nhìn để kể, nhà văn đạ tạo được tính khách quan đáng kể cho câu chuyện. Nhờ vậy tòan bộ nội dung truyện không cần thiết phải tường thuật tỉ mỉ nhưng vẫn hiện lên rõ nét, sinh động.

     Biểu hiện trước hết là người kể giữ thái độ khách quan với đối tượng. Văn bản được bắt đầu bằng cái nhìn từ bên ngoài: “Quán trà đã đông khách. Lão Hoa tay xách chiếc ấm đồng lớn. đi đi lại pha trà. Ai mắt lão thâm quầng.”

     Tính khách quan được tiếp tục qua việc miêu tả ngôn ngữ và ngoại hình nhân vật. Người kể ban đầu không gọi tên các khách hàng của lão Hoa mà chỉ xác định bằng màu tóc: “một người râu hoa râm”.

     Cách kể này vừa tăng tính khách quan vừa khiến người đọc tò mò muốn biết người ấy là ai. Văn bản quán triệt từ đầu đến cuối nguyên tắc không nói hết này. Ngay cả đối thoiạ cũng được dựng theo lối lấp lửng: “Chỉ vì ông ta lận đận quá! Gí thằng con…”. Giữa phần III và IV cũng có khoản trống. Người kể không miêu tả cái chết của Thuyên(điều mà rất nhiều nhà văn khác sẽ làm) mà “nhảy cóc” từ không gian quán trà lão Hoa sang không gian “nghĩa địa”. Cái chết của Thuyên diễn biến ra sao, nỗi đau đớn của vợ chồng lão Hoa ra sao…người kể không đề cập đến một câu.

Xem thêm