Bạn có hiểu rõ Trái đất?

Trái Đất, hay còn được biết đến với các tên gọi "thế giới", "hành tinh xanh" hay "địa cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Nhờ các thành tựu về khoa học và công nghệ, con người ngày càng hiểu rõ hơn về Trái đất. Hãy cùng trang Space thử kiểm tra xem bạn có nắm vững các đặc điểm cơ bản về "ngôi nhà chung" của chúng ta hay không.

Khám phá những bí ẩn thú vị về Trái đất khiến bạn bất ngờ

Trái đất bao nhiêu tuổi?

Trái đất khoảng hơn 4,5 tỷ tuổi, trẻ hơn Mặt trời một chút. Bằng chứng gần đây cho thấy, hành tinh của chúng ta thực sự hình thành sớm hơn rất nhiều, khoảng 10 triệu năm sau Mặt trời.

Xem thêm

Đôi nét về Nguyễn Bỉnh Khiêm

         Trong nền văn học Việt Nam, thời kì văn học trung đại là thời kì văn học chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa,  văn học Trung Hoa. Cùng với hệ thống thi pháp cổ, ngôn từ mang tính trừu tượng. Điều đó khiến cho việc tiếp cận tác phẩm văn học trung đại của học sinh gặp nhiều khó khăn. Nhưng qua bài viết của em Nguyễn Thị Hồng Phương lớp 10C11 trường THPT Hàm Thuận Bắc, ta có thể thấy rằng  em có kĩ năng nhận thức, đánh giá một tác phẩm văn học trung đại. Sau đây tôi xin giới thiệu bài viết của em về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

          Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491 – 1585)  là tác giả tiêu biểu cho một giai đoạn văn học. Sáng tác của ông là tiếng nói chung của một tầng lớp trí thức dân tộc phải sống trong buổi suy vi của chế độ phong kiến. Nổi  bật trong tiếng nói ấy là chữ “Nhàn”.  Theo quan niệm của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm “Nhàn”  là quan niệm sống  hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. Điều đó được thể hiện  qua bài thơ:

    Một mai, một cuốc , một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào 
Ta dại , ta tìm nơi vắng vẻ
            Người khôn người đến chốn lao xao
  Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
  Rượu đến cội cây ta sẽ uống 
           Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”

Xem thêm

Sự cần thiết phải giáo dục pháp luật cho học sinh

Thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật ở lứa tuổi vị thành niên đang có chiều hướng gia tăng. Trong số đó, có không ít trường hợp là học sinh phổ thông đang ngồi trên ghề nhà trường.

   Sự việc đau lòng sau đây là một dẫn chứng:

    Trong đêm văn nghệ tại Trường THCS Hàm Chính ngày 26-3, do mâu thuẫn nên Lê Thiện Phước (16 tuổi, học đến lớp 9 thì nghỉ, ngụ xã Hàm Chính) và Phạm Hoài Duy (học sinh lớp 12C6 Trường THPT Hàm Thuận Bắc) đánh nhau. Hồ Văn Hải (học sinh lớp 12C10) là bạn và đi cùng Duy cũng tham gia đánh nhau với Lê Thiện Phước. Bất ngờ Phước rút dao trong người ra đâm Hải thiệt mạng.

  Xu hướng những kẻ phạm tội ở tuổi vị thành niên ngày càng nhiều làm dấy lên  những lo lắng, quan ngại trong dư luận xã hội. Có thể nhận thấy, ngoài những nhân tố như: hoàn cảnh, môi trường sống, phương pháp giáo dục của gia đình, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng trên là những khoảng trống chưa được khỏa lấp trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh. Trong chương trình GDCD ở bậc học phổ thông, những kiến thức cơ bản về pháp luật đã được đưa vào giảng dạy hoặc được lồng ghép tích hợp. Mặc dù vậy, do hạn chế về thời lượng, cùng với đó là phương pháp truyền thụ của giáo viên chưa thực sự sinh động, hấp dẫn , những kiến thức pháp luật cần thiết thì còn phổ biến chung chung nên học sinh thường có suy nghĩ rằng lứa tuổi các em chưa phải chịu trách nhiệm pháp lý hoặc có chăng thì chỉ là cảnh cáo. Chính những nhận thức, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, mơ hồ đã dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt, thậm chí là có những hành vi coi thường pháp luật. Chỉ đến khi bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý thì mọi sự đã muộn, những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.

Xem thêm

Có thể dự báo được động đất?

Nguyên nhân gây nên động đất rất nhiều, nhưng nguyên nhân chủ yếu là nham thạch ở dưới đất chịu tác dụng của lực, sinh ra đứt gãy rồi dẫn tới động đất

Hầu hết các trận động đất đều xảy ra trong đường biên 70km giữa vỏ Trái Đất và phần trên địa bàn, đặc biệt tập trung vào những nơi sâu dưới đất 5 – 20km. Ở đó nham thạch tương đối cứng rắn, khi nó chịu tác dụng của lực thường có khả năng chống lại sự phá hoại.Trước khi xảy ra động đất, nham thạch càng gần tới điểm bị phá vỡ thì sức mạnh càng lớn, nếu biết lúc đó đo được độ lớn nhỏ của nó thì người ta có thể biết được sắp có động đất hay không.

Thứ hai, khi nham thạch chịu tác dụng của lực, hình dạng vỏ Trái Đất sẽ thay đổi.Ví dụ mặt đất sẽ nhô lên, nghiêng xuống hoặc chuyển động theo phương ngang.Đặc biệt là một số trận động đất vốn tiềm ẩn ở các đứt gẫy dưới đất, do lại chuyn động cọ sát một lần nữa mà sinh ra. Vì vậy khi động đất sắp xảy ra, vị trí đất đai của 2 mặt đứt gẫy di động thể hiện rõ, có khi nhô lên, sụt xuống theo phương thẳng đứng với mặt đất tới 1-7m, theo phương ngang tới 2- 10m. Những điều đó có thể dùng làm căn cứ để dự báo động đất.

Xem thêm

Những kỹ năng cơ bản để hình thành kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng

Ngoài những kỹ năng cơ bản trong sách giáo khoa đã hướng dẫn, nhóm chúng tôi xin đưa ra 2 quan điểm trong phần nhảy cao “ kiểu nằm nghiêng”.

Thứ nhất: Tập hình thành kỹ năng thực hiện được kỹ thuật động tác.

Có nhiều phương pháp khác nhau, nhóm tôi xin đưa một phương pháp mà nhóm tôi nghì chắc chắn học sinh nào cũng  thực hiện được kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng.

Trong phần nhảy cao kiểu nằm nghiêng ở trường trung học phổ thông thì 3 bước kỹ thuật : giậm nhảy – trên không và tiếp đất rất quan trọng, đòi hỏi học sinh phải nắm vững theo trình tự : giậm nhảy - đá chân lăng - xoay người chóng 2 tay thành 3 điểm tựa (chân lăng thẳng). Chúng ta lưu ý ở đây là:

- Học sinh thường giậm nhảy xoay người, không đá chân lăng (bỏ qua giai đoạn đá chân lăng)

- Học sinh thường có thói quen co chân lăng khi tiếp đất.

Xem thêm

Bí quyết học và làm bài thi môn lịch sử

    “Lịch sử như một câu chuyện dài với nhiều sự kiện, nhiều chương, hồi được liên kết logic với nhau theo trật tự thời gian và luôn có mối quan hệ nhân quả. Lịch sử đem lại cho chúng ta những suy ngẫm rất quý giá về cuộc sống. Nếu hiểu được điều ấy và biết học Sử một cách có phương pháp, các em học sinh sẽ không còn thấy đây là một môn học khô khan nữa” – TS. Nguyễn Quang Liệu (giảng viên Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV) chia sẻ suy nghĩ của mình về cách dạy và học Sử. Thầy cũng “bật mí” cho các bạn thí sinh bí quyết để học và làm bài thi môn Lịch sử một cách tốt nhất trong kì thi đại học năm nay.

Nội dung chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất và kết thúc vào năm 2000. Nội dung chương trình lịch sử thế giới bắt đầu từ sự kiện chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945 kéo dài cho đến năm 2000. Đây là khối lượng kiến thức Lịch sử rất lớn mà các em học sinh phải nắm được trong một khoảng thời gian ôn thi rất ngắn. Vì vậy, chúng ta phải biết cách học và cách làm bài thi thì mới có kết quả tốt. Sau đây là những kinh nghiệm của cá nhân tôi rút ra sau nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy môn Lịch sử cho nhiều đối tượng học sinh, sinh viên, học viên.

Xem thêm

Chuyên đề: passive voice - thể bị động (phần 2)

CHUYÊN ĐỀ: PASSIVE VOICE (Tiếp theo)

(THỂ BỊ ĐỘNG)

PHẦN A: LÝ THUYẾT

MỘT SỐ DẠNG BỊ ĐỘNG ĐẶC BIỆT

1. Causative form: (Thể nhờ bảo): “Have” hoặc “Get”.

a. Have

* Chủ động:  S + have + O.1 (person) + bare -V + O.2 (thing)

* Bị động    :  S + have + O.2 (thing) + past participle

Ex: I had him repair the roof yesterday.

    ---- I had the roof repaired yesterday.

b. Get

* Chủ động :   S + get + O.1(person) + to- inf + O.2 ( thing)

* Bị động    :   S + get + O.2 (thing) + past participle

Ex: I will get her to cut my hair

     ---- I will get my hair cut.

2. Verbs of Opinion (Động từ chỉ quan điểm): Say, think, believe, know, report, rumour.....

Có 2 dạng bị động:

* Chủ động:    S1 + V of pinion + (that) + clause (S2+V + O)

* Bị động   :    It + be + V of opinion ( PP) + (that)  + clause.

          Hoặc:    S2 + be  + V of opinion (PP) +     to-inf

                                                                               to have + PP

Xem thêm

Chuyên đề: passive voice - thể bị động (phần 1)

PHẦN A: LÝ THUYẾT

I. Công thức chung : BE + PAST PARTICIPLE (PP = V-ed/V3)

II. Công thức của từng thì:

TENSES

ACTIVE

PASSIVE

1. The simple present

S + V(s/es)

S+ am/is/are+PP

2. The pre. Continuous

S + am/ is/ are + V-ing

S+am/is/are/+being+PP

3. The present perfect

S + have/ has + PP

S+ have/has+ been+PP

4. The simple past

S + V2/ V-ed

S+ was/were+PP

5. The past continuous

S + was/ were + V- ing

S+ was/were+being+PP

6. The past perfect

S + had + PP

S+ had+been+PP

7. The simple future

S + will/ shall + V-bare

S+ will/shall+be+PP

8. The near future

S+am/ is/are going to+ V-bare

S+am/is/are going to+be+PP

9. The Modal verbs

S + can, could, shall, should, may, might, must, have to, ought to +V-bare

S + can/could/may…..+ be + PP

III. Quy tắc chuyên sang câu bị động:

1. Xác định S, V, O ở câu chủ động.

2. Lấy tân ngữ (O) của câu chủ động về làm chủ ngữ (S) của câu bị động.

3. Xem động từ chính của câu chủ động chia ở thì nào thì chia động từ to be ở câu bị động thì đó và biến đổi động từ chính của câu chủ động về dạng quá khứ phân từ (past participle) ở câu bị động

4. Lấy chủ ngữ (S) của câu chủ động về làm bổ túc từ (O) của câu bị động và viết giới từ by ở đằng trước bổ tức từ đó.

Xem thêm

Chuyên đề nguyên hàm - tích phân (Phần 2 - bài tập)

CÁC DẠNG TOÁN THƯỜNG GẶP

Phần 1. Tìm nguyên hàm

Dạng 1: Tìm nguyên hàm dựa vào bảng nguyên hàm .

Bài 1. Tìm nguyên hàm của các hàm số

a.          b.           c. 

d.          e.           f. 

g.           h.           i. 

k.          l.          m.

n.          o.          p.

 Dạng 2. Tìm nguyên hàm bằng phương pháp đổi biến.

Tính tích phân

Phương pháp 1. Đổi biến  , rút x theo t.

+) Xác định vi phân:

+) Biểu thị  f(x)dx theo t dt. Giả sử . Khi đó

Xem thêm

Chuyên đề nguyên hàm - tích phân (Phần 1 - lý thuyết)

NGUYÊN HÀM

1) Khái niệm.

Định nghĩa. Cho hàm số xác định trên K (K  là đoạn, khoảng, nửa khoảng). Hàm số được gọi là nguyên hàm của hàm số trên K, nếu , với mọi .

Định lý. Giả sử   là một nguyên hàm của hàm số trên khoảng K. Khi đó

  1. Với mỗi hằng số C, hàm số cũng là một nguyên hàm của .
  2. Ngược lại, nếu G(x) là một nguyên hàm của thì tồn tại hằng số C sao cho G(x) = F(x) + C.
  3. Họ tất cả các nguyên hàm của , trong đó là một nguyên hàm của , C là hằng số bất kỳ.

Nguyên hàm của một số hàm số thường gặp

Nguyên hàm các hàm số sơ cấp thường gặp Nguyên hàm của hàm số hợp
() ()

; . ;
Ngoài ra còn một số công thức thường gặp là.

Xem thêm