CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC KỶ NIỆM 40 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG

img034img033img031img032

Nguyên nhân hình thành bão ở vùng nhiệt đới

Bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m dưới nuớc.

Nước nóng tạo nên tình trạng bốc hơi mạnh, mà sự bốc hơi chính là nhiên liệu của bão. Khối khí rất ẩm này sẽ lên cao đến 15 cây số. Ở đó, khí sẽ trở nên lạnh, cô đặc và khiến những đám mây bão không cố định trở nên lớn hơn.

Kinh hoàng hình ảnh tâm bão mạnh nhất năm nhìn từ vũ trụ

Siêu bão Soudelor, có thể là siêu bão mạnh nhất năm 2015

Xem thêm

Hướng dẫn chuyển Font VNI sang Times New Roman với Unikey

Bước 1: Tạo 2 file New Text Document ngoài desktop (tuỳ ý) bằng cách: click chuột phải chọn new -> New Text Document

Giờ trên desktop có 2 file: New Text Document và New Text Document (2)

Xem thêm

Những điểm đặc biệt trong nghệ thuật tự sự của tác phẩm Thuốc - Lỗ Tấn

  1. Cái nhìn điện ảnh:

     Lỗ Tấn rất có tài trong việc sử dụng tiếng cười để đả phá những thói hư tật xấu của con người. Tiếng cười trong Thuốc chủ yếu  toát ra qua cái nhìn của điện ảnh. Đây là thủ pháp rất mới so với hời đại ấy. Sử dụng kiểu nhìn để kể, nhà văn đạ tạo được tính khách quan đáng kể cho câu chuyện. Nhờ vậy tòan bộ nội dung truyện không cần thiết phải tường thuật tỉ mỉ nhưng vẫn hiện lên rõ nét, sinh động.

     Biểu hiện trước hết là người kể giữ thái độ khách quan với đối tượng. Văn bản được bắt đầu bằng cái nhìn từ bên ngoài: “Quán trà đã đông khách. Lão Hoa tay xách chiếc ấm đồng lớn. đi đi lại pha trà. Ai mắt lão thâm quầng.”

     Tính khách quan được tiếp tục qua việc miêu tả ngôn ngữ và ngoại hình nhân vật. Người kể ban đầu không gọi tên các khách hàng của lão Hoa mà chỉ xác định bằng màu tóc: “một người râu hoa râm”.

     Cách kể này vừa tăng tính khách quan vừa khiến người đọc tò mò muốn biết người ấy là ai. Văn bản quán triệt từ đầu đến cuối nguyên tắc không nói hết này. Ngay cả đối thoiạ cũng được dựng theo lối lấp lửng: “Chỉ vì ông ta lận đận quá! Gí thằng con…”. Giữa phần III và IV cũng có khoản trống. Người kể không miêu tả cái chết của Thuyên(điều mà rất nhiều nhà văn khác sẽ làm) mà “nhảy cóc” từ không gian quán trà lão Hoa sang không gian “nghĩa địa”. Cái chết của Thuyên diễn biến ra sao, nỗi đau đớn của vợ chồng lão Hoa ra sao…người kể không đề cập đến một câu.

Xem thêm

THE INFINITIVE and THE GERUND

Trong tiếng Anh, 1 câu thường có 2 thành phần chính là chủ ngữ (S) và động từ (V). Động từ có thể gồm 1 hoặc nhiều động từ ghép lại với nhau nhưng chỉ có 1 động từ chính chia theo thì (hiện tại đơn, quá khứ đơn, hiện tại hoàn thành…), các động từ còn lại theo sau động từ chính thì phải ở dạng nguyên mẫu (inf hoặc to-inf) hoặc thêm –ing.

Ex: 1. She went out with her friends.

            S     V2

      2. They suggested going out for dinner.

           S           V2             V-ing

      3. I want to buy a shirt.

          S   V1    to-inf

      4. He makes his sister cry.

          S      V1                    inf

Sau đây là các trường hợp cụ thể, liệt kê một số động từ bắt buộc các động từ khác theo sau nó phải thêm –ing , to-inf, hoặc inf.

Xem thêm

Bạn có hiểu rõ Trái đất?

Trái Đất, hay còn được biết đến với các tên gọi "thế giới", "hành tinh xanh" hay "địa cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Nhờ các thành tựu về khoa học và công nghệ, con người ngày càng hiểu rõ hơn về Trái đất. Hãy cùng trang Space thử kiểm tra xem bạn có nắm vững các đặc điểm cơ bản về "ngôi nhà chung" của chúng ta hay không.

Khám phá những bí ẩn thú vị về Trái đất khiến bạn bất ngờ

Trái đất bao nhiêu tuổi?

Trái đất khoảng hơn 4,5 tỷ tuổi, trẻ hơn Mặt trời một chút. Bằng chứng gần đây cho thấy, hành tinh của chúng ta thực sự hình thành sớm hơn rất nhiều, khoảng 10 triệu năm sau Mặt trời.

Xem thêm

Đôi nét về Nguyễn Bỉnh Khiêm

         Trong nền văn học Việt Nam, thời kì văn học trung đại là thời kì văn học chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa,  văn học Trung Hoa. Cùng với hệ thống thi pháp cổ, ngôn từ mang tính trừu tượng. Điều đó khiến cho việc tiếp cận tác phẩm văn học trung đại của học sinh gặp nhiều khó khăn. Nhưng qua bài viết của em Nguyễn Thị Hồng Phương lớp 10C11 trường THPT Hàm Thuận Bắc, ta có thể thấy rằng  em có kĩ năng nhận thức, đánh giá một tác phẩm văn học trung đại. Sau đây tôi xin giới thiệu bài viết của em về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

          Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491 – 1585)  là tác giả tiêu biểu cho một giai đoạn văn học. Sáng tác của ông là tiếng nói chung của một tầng lớp trí thức dân tộc phải sống trong buổi suy vi của chế độ phong kiến. Nổi  bật trong tiếng nói ấy là chữ “Nhàn”.  Theo quan niệm của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm “Nhàn”  là quan niệm sống  hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. Điều đó được thể hiện  qua bài thơ:

    Một mai, một cuốc , một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào 
Ta dại , ta tìm nơi vắng vẻ
            Người khôn người đến chốn lao xao
  Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
  Rượu đến cội cây ta sẽ uống 
           Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”

Xem thêm

Sự cần thiết phải giáo dục pháp luật cho học sinh

Thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật ở lứa tuổi vị thành niên đang có chiều hướng gia tăng. Trong số đó, có không ít trường hợp là học sinh phổ thông đang ngồi trên ghề nhà trường.

   Sự việc đau lòng sau đây là một dẫn chứng:

    Trong đêm văn nghệ tại Trường THCS Hàm Chính ngày 26-3, do mâu thuẫn nên Lê Thiện Phước (16 tuổi, học đến lớp 9 thì nghỉ, ngụ xã Hàm Chính) và Phạm Hoài Duy (học sinh lớp 12C6 Trường THPT Hàm Thuận Bắc) đánh nhau. Hồ Văn Hải (học sinh lớp 12C10) là bạn và đi cùng Duy cũng tham gia đánh nhau với Lê Thiện Phước. Bất ngờ Phước rút dao trong người ra đâm Hải thiệt mạng.

  Xu hướng những kẻ phạm tội ở tuổi vị thành niên ngày càng nhiều làm dấy lên  những lo lắng, quan ngại trong dư luận xã hội. Có thể nhận thấy, ngoài những nhân tố như: hoàn cảnh, môi trường sống, phương pháp giáo dục của gia đình, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng trên là những khoảng trống chưa được khỏa lấp trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh. Trong chương trình GDCD ở bậc học phổ thông, những kiến thức cơ bản về pháp luật đã được đưa vào giảng dạy hoặc được lồng ghép tích hợp. Mặc dù vậy, do hạn chế về thời lượng, cùng với đó là phương pháp truyền thụ của giáo viên chưa thực sự sinh động, hấp dẫn , những kiến thức pháp luật cần thiết thì còn phổ biến chung chung nên học sinh thường có suy nghĩ rằng lứa tuổi các em chưa phải chịu trách nhiệm pháp lý hoặc có chăng thì chỉ là cảnh cáo. Chính những nhận thức, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, mơ hồ đã dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt, thậm chí là có những hành vi coi thường pháp luật. Chỉ đến khi bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý thì mọi sự đã muộn, những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.

Xem thêm

Có thể dự báo được động đất?

Nguyên nhân gây nên động đất rất nhiều, nhưng nguyên nhân chủ yếu là nham thạch ở dưới đất chịu tác dụng của lực, sinh ra đứt gãy rồi dẫn tới động đất

Hầu hết các trận động đất đều xảy ra trong đường biên 70km giữa vỏ Trái Đất và phần trên địa bàn, đặc biệt tập trung vào những nơi sâu dưới đất 5 – 20km. Ở đó nham thạch tương đối cứng rắn, khi nó chịu tác dụng của lực thường có khả năng chống lại sự phá hoại.Trước khi xảy ra động đất, nham thạch càng gần tới điểm bị phá vỡ thì sức mạnh càng lớn, nếu biết lúc đó đo được độ lớn nhỏ của nó thì người ta có thể biết được sắp có động đất hay không.

Thứ hai, khi nham thạch chịu tác dụng của lực, hình dạng vỏ Trái Đất sẽ thay đổi.Ví dụ mặt đất sẽ nhô lên, nghiêng xuống hoặc chuyển động theo phương ngang.Đặc biệt là một số trận động đất vốn tiềm ẩn ở các đứt gẫy dưới đất, do lại chuyn động cọ sát một lần nữa mà sinh ra. Vì vậy khi động đất sắp xảy ra, vị trí đất đai của 2 mặt đứt gẫy di động thể hiện rõ, có khi nhô lên, sụt xuống theo phương thẳng đứng với mặt đất tới 1-7m, theo phương ngang tới 2- 10m. Những điều đó có thể dùng làm căn cứ để dự báo động đất.

Xem thêm

Những kỹ năng cơ bản để hình thành kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng

Ngoài những kỹ năng cơ bản trong sách giáo khoa đã hướng dẫn, nhóm chúng tôi xin đưa ra 2 quan điểm trong phần nhảy cao “ kiểu nằm nghiêng”.

Thứ nhất: Tập hình thành kỹ năng thực hiện được kỹ thuật động tác.

Có nhiều phương pháp khác nhau, nhóm tôi xin đưa một phương pháp mà nhóm tôi nghì chắc chắn học sinh nào cũng  thực hiện được kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng.

Trong phần nhảy cao kiểu nằm nghiêng ở trường trung học phổ thông thì 3 bước kỹ thuật : giậm nhảy – trên không và tiếp đất rất quan trọng, đòi hỏi học sinh phải nắm vững theo trình tự : giậm nhảy - đá chân lăng - xoay người chóng 2 tay thành 3 điểm tựa (chân lăng thẳng). Chúng ta lưu ý ở đây là:

- Học sinh thường giậm nhảy xoay người, không đá chân lăng (bỏ qua giai đoạn đá chân lăng)

- Học sinh thường có thói quen co chân lăng khi tiếp đất.

Xem thêm