Câu điều kiện

CONDITIONAL SENTENCES :

1.Type 1 ( Real condition at the present)

If + S + V1/Vs,es ……,          S + Will/ Shall + V-inf.

Ex: If I have enough money, I will buy a new bicycle

2. Type 2 (Unreal condition at the present)

If + S + V2/V-ed +…….,          S + would/ could/ should/ might + V-inf.

Ex: If we worked hard, we would get high salary.

3.Type 3 (Unreal condition at the past)

If + S + had + V3/V-ed ,     S + would/could/might/should + have + V3/ V- ed

Ex: If he had studied hard, he would have passed the exams.

Xem thêm

PHƯƠNG PHÁP SỐ PHỨC TRONG ĐIỆN XOAY CHIỀU

 

Biểu thức

Dạng phức trong máy tính FX-570

Tổng trở

Z =

= R + (ZL – ZC)i

ZMN =

= RMN + (ZLMN – ZCMN)i

= ZL.i      ;  = - ZC.i

( Với i là số ảo)

Dòng điện

i = Iocos(t +i)

i = Io i

Điện áp

u = Uo cos(t +u)

u= Uo u

Định luật Ohm

I = nhưng i

i =

 

I = nhưng i

i =

U = I.Z nhưng u i.Z

u = i.

UMN = I.ZM nhưng uMN i.ZMN

uMN = i.

UMN = I.ZMN = .ZMN nhưng uMN .ZMN

uMN =.

U = I.Z = .Z nhưng uMN .Z

u = .

Xem thêm

MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CÓ TƯ DUY SẮC XẢO

ĐỀ: “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân”. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu danh ngôn trên.

     Cuộc sống của mỗi người chúng ta biết bao lo âu, vất vả. Mỗi ngày mỗi ngày trôi qua, mang theo những thách thức đến và nó cần được chúng ta bức phá thực hiện. Cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn, nếu chúng ta sống có hoài bảo và mục đích, điều đó là cả một quá trình mà kết thúc của nó là thành công. Và “ Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”.

    Trong xã hội hiện đại văn minh này, ai ai cũng sống tất bật vội vã chạy theo danh vọng, họ gọi đó là “ thành công”. Thực tế “ thành công” không hẳn là phải có danh vọng, tiền bạc. Tùy vào đối tượng, thời điểm mà chúng ta có nhiều khái niệm khác nhau. Nhưng chung qui lại thành công có nghĩa là bạn đưa ra mục tiêu và bạn hoàn thành kế hoạch mà mình đặt ra. “ Thành công” là khi bạn chiến thắng chính mình, vượt qua rào cản bản thân và làm những điều mà trước đây bạn nghĩ mình không làm được. Và “ Thành công” là khi bạn hạnh phúc với kết quả mình đạt được. Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình. “ Cố gắng hết sức” ở đây có nghĩa là bạn phải luôn nổ lực phấn đấu không ngừng và đừng bao giờ e ngại mình sẽ không làm được, bởi chưa thử sức mình thì làm sao biết được, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Còn về việc hoàn thành bản thân, cho dù bạn chưa tốt, hay bạn nghĩ bạn đã tốt? Nhưng không, trên đời này không có gì là hoàn hảo cả. Vì vậy đừng bao giờ chủ quan mà hãy tích cực học hỏi, hoàn thiện mình.

Xem thêm

Phơi bày bí mật Tam giác quỷ Bermuda

Sau vô số những giả thuyết và đồn đoán, cuối cùng bí mật của Tam giác quỷ Bermuda cũng được giải đáp bằng những chứng cứ khoa học.

Trong nhiều thập kỷ, Tam giác quỷ Bermuda là một trong những bí ẩn lớn nhất của nhân loại, với vô số giả thuyết đặt ra để giải thích cho hiện tượng hàng loạt tàu thuyền và máy bay mất tích không để lại dấu vết ở vùng biển này. Bermuda trở thành một nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn và nhà làm phim với vô số những cuốn sách và bộ phim ăn khách về đề tài này.

Năm 1974, Charles Berlitz xuất bản cuốn sách “Tam giác quỷ Bermuda” và đưa ra giả thuyết được cho là thuyết phục nhất của ông về bí mật của vùng biển huyền bí này. Berlitz cho rằng thủ phạm gây nên những vụ tai nạn tàu bè, máy bay ở Bermuda chính là thành phố cổ Atlantis đã bị chìm sâu dưới đáy biển.

Trong cuốn sách của mình, Berlitz cho rằng Atlantis là một đế chế vô cùng hùng mạnh và hoàn thiện tồn tại cách đây hơn 11 ngàn năm. Tuy nhiên một trận động đất mạnh đã nhấn chìm hòn đảo này xuống đáy biển sâu, và nơi nó nằm lại chính là vùng biển Bermuda ngày nay.

http://img.khoahoc.tv/photos/image/2014/03/03/bermuda.jpg
Thành phố cổ Atlantis theo hình dung của Berlitz. (Ảnh: boaterexam.com)

Berlitz tin rằng thành phố cổ Atlantis hùng mạnh từng sử dụng một nguồn năng lượng đặc biệt là năng lượng tinh thể để tồn tại. Chính nguồn năng lượng tinh thể phát ra từ những tàn tích của Atlantis đã gây nhiễu loạn các thiết bị điện tử trên tàu bè và máy bay khiến các phương tiện này mất kiểm soát và gặp tai nạn.

Xem thêm

Các dạng bài tập chuyển đổi câu liên quan đến các thì

Các bài tập chuyển đổi câu về thì thường hay xuất hiện trong các đề thi quốc gia. Với mục đích giúp các em học sinh có thêm tài liệu và bài tập để luyện tập, thay mặt tổ Ngoại ngữ, tôi mạn phép được đưa ra một số công thức phổ biến như sau:

1.    

S + began/ started + V-ing/ To V …….. in+time/ time+ago       

S +    have/has + Ved/3……………..     since/ for + time

                have/ has + been + V-ing……. 

 

      Ex:   I started learning English five years ago

                   I have been studying English for five years

2.

         S + have/ has + (not) + Ved/3…… for + time

It’s + time + since + S + (last) + Ved/2

 

      Ex:    I haven’t seen him for two months

                    It’s two months since I last saw him

3.

          S + have/ has + not + Ved/3………for/ since + time

  a. The last time + S + Ved/2……was +   time + ago

                                                                        in + time

      b. S + last + Ved/2 ……      time + ago

                                                    in + time

 

      Ex:   I haven’t seen him for two moths

               The last time I saw him was two months ago

               I last saw him two months ago

Xem thêm

Bí quyết học và làm bài thi môn Lịch sử

Để học thuộc và nhớ lâu các sự kiện Lịch sử vốn “nổi tiếng” khó nhớ vì quá nhiều mốc lịch sử. Con số lằng nhằng với hàng loạt các sự kiện bất kỳ bạn học sinh nào cũng sợ. Nhưng không phải không có cách nhớ các mốc sự kiện ấy. Sau đây là một số phương pháp để học môn lịch sử tốt hơn.

Phải biết xâu chuỗi các sự kiện

    Các sự kiện đều có mối quan hệ xâu chuỗi với nhiều sự kiện khác. Nếu bạn tìm ra sự liên kết ấy, việc nhớ sẽ dễ hơn nhiều. Ví dụ từ sự kiện thành lập Đảng, trước đó là cả một sự chuẩn bị lâu dài, nó sẽ liên quan đến các sự kiện như: ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, ngày thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên…

     Mỗi bài học đọc kỹ một lần rồi làm sơ đồ tia. Ví dụ: chiến tranh cục bộ sẽ bao gồm các nhánh chính là khái niệm, âm mưu của địch, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Sau đó từ mỗi nhánh lại làm các tia nhỏ hơn.

     Ngoài ra, để dễ nhớ, các bạn nên lập bảng các sự kiện, trong đó có mốc thời gian, nội dung, kết quả, ý nghĩa cơ bản… Việc học sơ đồ tia hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc học cả trang sách dài và một điều nữa là học bằng cách nhìn vào chính chữ mình cũng dễ nhớ hơn là nhìn vào chữ in. Và chỉ viết tóm tắt nội dung chính yếu nhất sau đó dán lên góc học tập hoặc những chỗ dễ thấy để lúc nào cũng có thể… liếc qua.

Sau khi học, bạn ghi các mốc thời gian ra nhiều tờ giấy nhỏ khác nhau. Mỗi ngày bốc một tờ giấy ghi mốc thời gian rồi nêu sự kiện trong năm đó ra giấy hoặc đọc thuộc lòng, nếu chưa thuộc thì không nên học bài mới mà ôn lại ngay bài đó. Những mốc thời gian thường khó nhớ hơn là sự kiện vì dễ bị nhầm. Do đó bạn nên liên hệ đến những ngày tháng đặc biệt mà mình biết. Khi học đến sự kiện mới có ngày tháng hơi giống sự kiện cũ thì nên liên tưởng đến.

Tuy nhiên, không phải bất cứ mốc thời gian nào cũng phải nhớ, nên bỏ qua những sự kiện, chi tiết vụn vặt. Đừng tham quá nhiều chi tiết.

Xem thêm

Con gà có trước hay quả trứng có trước?

Sự sống đã bắt đầu với RNA- chứ không phải với DNA, kịch bản này về nguồn gốc sự sống dường như đã được chứng minh. Các nhà hóa học Đại học Manchester đã thành công trong việc tổng hợp một trong các thành phần của RNA [1], kết quả này góp phần củng cố giả thuyết RNA-đầu tiên (RNA-first).

Nhập đề

Có thể nói hiện nay chưa có một mô hình chuẩn nào về nguồn gốc sự sống trong vũ trụ nói chung và trên Trái đất nói riêng. Song người ta thường dừng lại ở hai phạm trù mô hình chính: Quá trình Chuyển hóa- đầu tiên (Metabolism-first) & RNA - đầu tiên (RNA-first)[2].

Điều gì đã xuất hiện trước trong những năm đầu đời của Trái đất, DNA cần thiết cho việc tổng hợp các protein[3] hay các protein cần thiết cho quá trình nhân bản (replication) của DNA? Câu hỏi này có thể biến thành câu hỏi rất bình thường nhưng mang một nghịch lý hàm ẩn một ý nghĩa khoa học rất lớn:

Con gà (protein) có trước hay quả trứng (DNA) có trước?

Xem thêm

Phương pháp giải bài toán thủy phân Peptit

1. Phản ứng thủy phân của Peptit:

a. Thủy phân hoàn toàn: theo phương trình phản ứng

H[NHRCO]nOH + (n-1) H2O nH2NRCOOH.

b. Thủy phân không hoàn toàn

Cách giải :

*Áp dụng ĐLBTKL tính lượng nước khi biết khối lượng Peptit phản ứng và khối lượng chất sinh ra.

*Áp dụng ĐLBTKL tính được lượng muối khi cho Aminoacid sinh ra tác dụng với HCl, H2SO4.

 * Khi tinh toán nên tính theo cách 2 ở trên.

Tính nhanh khối lượng Mol của Peptit:

H[NHCH2CO]4OH  .            Ta có M= MGli x 4 – 3x18 = 246g/mol

H[NHCH(CH3)CO]3OH       Ta có M= MAla x 3 – 2x18 = 231g/mol

H[NHCH2CO]nOH  .            Ta có M= [MGli x n – (n-1).18]g/mol

* Đối với 2 Peptit khi thủy phân có tỉ lệ số mol bằng nhau,thì ta xem 2 Peptit đó là một Peptit và ghi phản ứng ta nên ghi gộp. Khối lượng mol của Petpti chính là tổng khối lượng mol của 2 Peptit đó.

Ví dụ:  Tripeptit H[NHCH2CO]3OH  và Tetrapeptit H[NHCH2CO]4OH  (có số mol bằng nhau) thì ta xem 2 Peptit đó là Heptapeptit: H[NHCH2CO]7OH  và M= 435g/mol

Xem thêm

Giải thích 18 hiện tượng vật lý (phần 2)

10. Băng trên mái nhà hình thành như thế nào?

Góc mặt trời tới nóc nhà lớn hơn góc tới trên mặt đất, nên đốt nóng tuyết ở đây, làm tuyết tan.
Đã bao giờ bạn tự hỏi, những cột nước đá buông thõng từ mái nhà xuống hình thành trong giai đoạn băng tan hay băng giá. Nếu trong ngày băng tan, thì chẳng lẽ nước có thể đóng băng ở nhiệt độ trên số không? Còn nếu trong ngày băng giá, thì lấy đâu ra nước trên mái nhà?
Vấn đề không đơn giản như chúng ta tưởng. Muốn hình thành những cột băng thì trong cùng một lúc phải có hai nhiệt độ: nhiệt độ để làm tan băng - trên số không, và nhiệt độ để làm đóng băng - dưới số không.
Trong thực tế đúng như vậy: Tuyết trên mái nhà dốc tan ra vì ánh mặt trời sưởi nóng nó tới nhiệt độ trên số không, nhưng khi chảy đến rìa mái gianh thì nó đông lại, vì nhiệt độ ở đây dưới số không.
Bạn hãy hình dung một cảnh thế này. Vào một ngày quang mây, trời băng giá vẫn là 1-2 độ dưới không. Mặt trời tỏa ánh sáng, song những tia nắng xiên ấy không sưởi ấm trái đất đủ làm cho tuyết có thể tan. Nhưng trên mái dốc hướng về phía mặt trời, tia nắng chiếu xuống không xiên như trên mặt đất, mà dựng dứng hơn, nghiêng một góc gần với góc vuông hơn. Mà ta biết rằng góc hợp bởi tia sáng và mặt phẳng nó chiếu tới càng lớn thì tia sáng càng mạnh và sưởi nóng nhiều hơn (tác dụng của tia sáng tỷ lệ với sin của góc đó, như trường hợp hình trên, tuyết trên nóc nhà nhận được nhiệt nhiều gấp 2,5 lần so với tuyết trên mặt đất nằm ngang, bởi vì sin 60 độ lớn gấp 2,5 lần sin 20 độ). Đó là lý do tại sao mặt dốc của nóc nhà được sưởi nóng mạnh hơn và tuyết ở trên đó có thể tan ra.
Nước tuyết vừa tan chảy thành từng giọt, từng giọt xuống rìa mái gianh. Nhưng ở bên dưới rìa mái gianh, nhiệt độ thấp hơn số không và giọt nước (do còn bị bốc hơi nữa) nên đóng băng lại. Tiếp đó, giọt nước tuyết thứ hai chảy đến cũng đông lại… cứ thế tiếp tục mãi, dần dần hình thành một mỏm băng nho nhỏ. Rồi một lần khác, thời tiết cũng tương tự như thế, và những mỏm băng này được dài thêm ra, cuối cùng trở thành những cột băng giống như những thạch nhũ đá vôi trong các hang động vậy. Nói chung trên các căn nhà không được sưởi ấm, các cột băng cũng hình thành tương tự như trên.

Xem thêm

Giải thích 18 hiện tượng vật lý (phần 1)

1. Ánh sáng đom đóm có từ đâu?

Thử di nát trên đất một con đom đóm phát sáng, bạn sẽ thấy để lại trên mặt đất là một vệt dài, vẫn tiếp tục nhấp nháy, sau đó mới mờ dần rồi mất hẳn. Như vậy, ánh sáng do đom đóm phát ra là sản phẩm của một quá trình hoá học, chứ không phải là quá trình sinh học.
Bởi vì, sau khi côn trùng đã chết mà ánh sáng vẫn còn, thì rõ ràng con vật chỉ làm nhiệm vụ liên tục sinh ra loại chất phát sáng mà thôi.
Đom đóm có hai nhóm là đom đóm bay và đom đóm bò dưới đất. Cả hai nhóm này đều có thể phát ra cùng một thứ ánh sáng lạnh đặc biệt, không toả nhiệt như ánh sáng nhân tạo. Đó là vì trong quá trình phát sáng, hầu như toàn bộ năng lượng được sinh vật chuyển thành quang năng, chứ không tiêu hao thành nhiệt như ở những nguồn sáng nhân tạo khác.
Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản quang, có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài.
Các tế bào phát quang có chứa hai loại chất là luciferin và luciferaza. Khi tách rời nhau, chúng chỉ là những hoá chất bình thường, không có khả năng phát sáng. Nhưng khi ở cạnh nhau, men luciferaza sẽ xúc tác, thúc đẩy quá trình oxy hoá luciferin (quá trình dùng ôxy đốt cháy luciferin). Quá trình oxy hoá này tạo ra quang năng.
Đom đóm chỉ có thể phát sáng lập loè mà không liên tục, bởi vì chúng tự khống chế việc cung cấp ôxy, sao cho phản ứng phát sáng thực hiện được lâu dài.

Xem thêm