MỘT SỐ ĐIỀU NÓI VỀ LỤC ĐỊA TRÔI DẠT

- 200 triệu năm trước thạch quyển đã có một siêu đại lục Pangêa duy nhất

- 135 triệu năm trước Pangêa bị nứt vỡ thành lục đại lục Lauraxia ở phía Bắc và đại lục Go6nvana ở phía Nam

- 65 triệu năm trước các mảng kiến tạo tách rời nhau hình thành các châu lục

- Từ một triệu năm nay Mảng Ấn Độ-Ô xtr âylia xô vào mảng Âu-Á mở ra Ấn Độ Dương. Mảng Bắc Mĩ Và Nam Mĩ tách rời về phía tây hình thành Đại Tây Dương

- Khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh của các hoạt động kiến tạo. Cấu trúc Đông Nam Á là một điển hình về kết quả chuyển động và va chạm của các mảng: Âu-Á, Ấn Độ-Ô xtr âylia và Thái Bình Dương. Trong vòng 52 triệu năm trở lại đây, tại đây đã hình thành khối núi Himalaya cao nhất lục địa, vực biển Marian sâu nhất đại dương và cấu trúc biển rìa lớn nhất thế giới với những đặc trưng như biển Đông, vùng cung đảo Phillippin, Inđônêxia.

Nguyễn Thị Út Phương

PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÝ LỚP 11

Theo chương trình thi của Bộ GDĐT, môn Địa Lý là môn học thuộc khối xã hội cùng với các môn Sử - CD. Do đó môn Địa Lý lớp 11 rất quan trọng là nền tảng kiến thức để học tốt ở lớp trên, đồng thời xét tuyển vào các ngành khoa học xã hội. Trong đề thi có hai phần kiến thức lớp 11, 12. Vậy cách học môn Địa Lý lớp 11 như thế nào để đạt kết quả cao?

1. PHẦN LÝ THUYẾT

- Môn Địa Lý lớp 11 với 2 nội dung chính:

        + Khái quát nền kinh tế – xã hội thế giới.

        + Địa lý khu vực và quốc gia.

- Để học tốt lý thuyết trước hết đọc kỹ nội dung bài mới sách giáo khoa.

- Chuẩn bị nội dung theo phần hướng dẫn của giáo viên bộ môn.

- Thảm khảo tài liệu để tìm hiểu kiến thức có liên quan đến bài học thông qua sách báo, mạng Internet, ti vi, tập bản đồ Atlat địa lý thế giới và châu lục…. Từ đó giúp các em mở rộng kiến thức và áp dụng vào bài làm sẽ  đạt điểm cao.

- Trong giờ học chú ý nghe thầy cô giảng bài, ghi và tập nháp những nội dung giáo viên phân tích sâu, đồng thời có thể trao đổi những thắc mắc mà mình đã tìm hiểu.

Xem thêm

Hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2016

img_1969

Trong không khí rộn ràng hân hoan cả nước kỉ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam, những ngày qua, trường THPT Hàm Thuận Bắc đã có rất nhiều hoạt động nhằm chào mừng ngày 20/11 như đăng kí giờ học tốt, viết thư gửi thầy cô, hoạt động đóng kịch. Những hoạt động này vừa là món quà tinh thần gửi đến Thầy, Cô trong dịp kỷ niệm 34 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2016) vừa tạo điều kiện giao lưu giữa các Chi đoàn lớp, tạo sân chơi cho học sinh thể hiện bản thân qua các hoạt động văn nghệ. Chiều ngày 17/11/2016, buổi lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam cùng với chung kết hài kịch đã được long trọng tổ chức tại sân khấu của nhà trường.

Xem thêm

PHƯƠNG PHÁP HỌC MÔN SINH ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Nhiều học sinh cho rằng Sinh học là một môn học thuộc lòng không có gì sáng tạo, một số khác lại cho rằng đây là môn học khó vì kiến thức rộng rất khó nhớ và đặc biệt là thi khó đạt được điểm cao (nhất là điểm tối đa). Những nhận xét trên đều có phần đúng và không đúng.

-  Thứ nhất, sinh học là một môn khoa học đa ngành vì thế nếu muốn học giỏi môn học này người học cần phải giỏi cả các môn học khác như toán, hoá và lí và vì thế rất cần cách học thông minh, sáng tạo. Tuy nhiên, cũng như các môn học khác người học cần phải ghi nhớ kiến thức với các khái niệm cơ bản và học cách vận dụng kiến thức chứ không phải chỉ biết học thuộc lòng một cách máy móc.
-  Thứ hai, sinh học là khoa học nghiên cứu về sự sống nên kiến thức rất rộng bao gồm từ mức độ phân tử đến tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Vì thế muốn nắm bắt được những nguyên lí cơ bản của sự sống cần phải biết cách học, biết cách liên hệ kiến thức của các phần lại với nhau, biết nhìn nhận các mức độ tổ chức của sự sống như những hệ thống mở luôn tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường không ngừng biến đổi. Nếu chỉ biết học thuộc lòng mà không tìm hiểu các khái niệm, hiện tương một cách thấu đáo nên khi đi thi gặp các câu hỏi vận dụng đôi chút học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong trả lời.
Sau đây chúng ta hãy xem xét cách học và ôn tập môn sinh học thế nào sao cho có hiệu quả cao. Trước hết khi ôn tập cần lưu ý các điều sau đây:

Xem thêm

HOẠT ĐỘNG DƯỚI SÂN CỜ “VUI HỌC TIẾNG ANH”

Sáng ngày 24/10/2016, tổ Ngoại ngữ trường THPT Hàm Thuận Bắc đã tổ chức hoạt động dưới cờ với chủ đề: Vui Học Tiếng Anh” nhằm thúc đẩy tinh thần học tập, giúp các em ngày càng yêu thích và đam mê học Tiếng Anh.

Tại buổi giao lưu, một số câu hỏi thảo luận được đưa ra cho các em học sinh:

-         Khi học môn Tiếng Anh, em gặp những khó khăn gì (ở lớp và ở nhà)?

-         Để học tốt, có hiệu quả trong bộ môn Tiếng Anh, theo em điều gì là quan trọng nhất?

Hầu hết các em đều phấn khích, nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi. Các em cũng mạnh dạn nói lên những khó khăn khi học ngoại ngữ

C:\Users\ADMIN\Downloads\IMG_1878.JPG

Các em nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi

Xem thêm

KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ Ý KIẾN BÀN VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC

1. Dạng 1: Bàn về một nhận định trong một tác phẩm

a. Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm, trọng tâm nghị luận

- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.

b. Thân bài:

- Giải thích ý kiến:

 + Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong ý kiến .

+ Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung của cả ý kiến. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói ấy có ý nghĩa như thế nào?

Phân tích, chứng minh vấn đề (lí giải ý kiến)

+ Ý kiến đó được biểu hiện như thế nào trong đoạn trích, tác phẩm văn học.

 + Căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật,... để lí giải. Cần chú ý xây dựng luận điểm, lựa chọn dẫn chứng và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.

- Bình luận (nhận xét – đánh giá, mở rộng, nâng cao)

+ Khái quát những nội dung đã triển khai.

 + Đánh giá ý nghĩa, tác dụng của vấn đề đó đối với văn học, cuộc sống.

c. Kết bài:

- Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.

- Rút ra những bài học cho bản thân, gửi đến thông điệp cuộc sống từ vấn đề.

Xem thêm

WISH CLAUSE/ IF ONLY: ƯỚC NHƯ, GIÁ NHƯ…

I. THEORY

Nói chung, khi chúng ta muốn tình huống khác đi (không như thực tế) thì ta dùng  WISH CLAUSE & IF ONLY).

II. STRUCTURES:

1. Future wish:

S – WISH/ IF ONLY + S – would/ could – V …. (V)

+ S – were V-ing

+ S – would be  (be)

Eg:  a. It will be rain tomorrow.If only it wouldn't rain tomorrow.

  1. She is not coming with us.She wishes she were coming with us.
  2. I want to be in Hanoi next week.If only I could be in Hanoi next week.

NOTES

          *  Khi S1=S2, chúng ta thường dùng could thay cho would. 

Eg. He wishes he could / would  go home. )

          * Chúng ta chỉ dùng could , wouldn’t sau  I wish/ We wish/ If only I / If only we

Eg: I wish I could / would see him / If only I wouldn’t be there .

          * Would thường được dùng khi người nói phàn nàn về vấn đề gì đó

Eg. I wish she would help her mother with housework.

Xem thêm

Cuộc thi người dẫn chương trình Tiếng Anh

Cuộc thi do English Club tổ chức nhằm tìm kiếm các bạn có khả năng dẫn chương trình trong các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ.

Sinh hoạt 20-10: Món ngon mỗi ngày

boi-canh-thi

CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT HÀM THUẬN BẮC SINH HOẠT 20-10 VỚI HỘI THI “ MÓN NGON MỖI NGÀY”

Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh từng viết:

“Chúng tôi là những người đàn bà bình thường trên Trái Đất.
Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Chúng tôi chẳng có tàu ngầm, tên lửa, máy bay
Càng không có hạt nhân nguyên tử
Chúng tôi chỉ có chậu có nồi có lửa

Có tình yêu và có lời ru”

Vâng! Hình ảnh người phụ nữ trở nên quan trọng và thiêng liêng trên cõi đời này, họ được ví von như “Một nửa của thế giới”; nếu như không có họ thì thế giới này không thể nào được trọn vẹn.

Xem thêm

KỶ NIỆM 20/10

Để chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10. Chúng ta cùng ôn lại những giá trị mà phụ nữ Việt Nam đã để lại. Những người con kiên cường trong đấu tranh, sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc.

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ đã để lại những dấu ấn đậm nét. Trước quân thù họ là những người lính kiên trung, bất khuất, chẳng hề thua kém đấng nam nhi. Những nữ trung hào kiệt để lại những trang sử chói ngời trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm giành độc lập tự do của dân tộc ta như:Bà Trưng, Bà Triệu; Nữ tướng Bùi Thị Xuân, Bà Nguyễn Thị Định, Chị Út Tịch, ... Trong lao động họ là những người cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo. Trong cuộc sống những người phụ nữ ấy là người giữ ngọn lửa ấm cho gia đình, gìn giữ giống nòi, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc và sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc. Trên mọi mặt trận, người phụ nữ đều thể hiện được vai trò và vị trí của mình, những tên tuổi nổi lên trong lịch sử mà chúng ta phải học tập như những hoàng hậu, công chúa vì nghĩa nước quên mình như: Thái Hậu Dương Vân Nga thế kỷ IX, Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trân thế kỷ XV, Công chúa Lê Ngọc Hân thế kỷ XVIII; Bà Điềm Bích đời nhà Trần, Bà Nguyễn Thị Lộ đời nhà Lê đã từng được nhà vua phong là Lễ nghi học sỹ; Nữ sĩ tài hoa xứ kinh Bắc Đoàn Thị Điểm để lại cho đời Chinh Phụ Ngâm, Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, thi sĩ Xuân Quỳnh đã để lại cho đời những tác phẩm bất tử; Con gái của nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu là Sương Nguyệt Ánh vào đầu thế kỷ XX được đánh giá là người phụ nữ điển hình tài sắc vẹn toàn, với cương vị là Nữ Tổng biên tập báo đầu tiên của Việt Nam, bà đã thức tỉnh phụ nữ Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước, sự bình đẳng của phụ nữ qua tờ báo “Nữ Giới chung” - tờ báo đầu tiên của phụ nữ Việt Nam (01/02/1918).

Xem thêm